NÊU CẢM NHẬNĐOẠN THƠ TRÊN TRÍCH TRONG BÀI THƠ "VIẾNG LĂNG BÁC”...

3. Nêu cảm nhận

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương viết

năm 1976, sau khi công trình lăng Bác vừa mới hoàn thành, đã rất thành công

trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả đối với Bác khi nhìn thấy Bác trong

lăng(1). Trước hết, đoạn thơ cho ta thấy Bác đang nằm trong một không gian yên

tĩnh với ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng(2). Hình ảnh "vầng trăng” không chỉ gợi

không gian êm ái, dịu nhẹ mà còn thể hiện tâm hồn thanh cao của Bác(3). Đặc biệt

hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” đã cho ta thấy Bác luôn sống mãi với non sông, đất

nước(4). Nhưng sự thật thì Bác không còn nữa được thể hiện ở cách sử dụng nghệ

thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ “nghe” kết hợp với hình ảnh hoán dụ

“trong tim” cho thấy sự đau đớn, xót xa như hàng vạn mũi kim đâm vào da thịt(5).

Dường như cảm xúc của nhà thơ lúc này đang dâng trào cao độ trước anh linh của

Người(6). Tóm lại, với việc sử dụng thành công nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ đoạn

thơ đã cho ta thấy sự biết ơn, trân trọng người cha già dân tộc, vị cha già kính yêu

đã suốt một đời vì dân tộc của tác giả cũng như của mọi người dân VN (7).

Đề 3

Cho hai khổ thơ:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhạp vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

“Mai về Miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”