TÁC GIẢ - VIỄN PHƯƠNG (1928 – 2005) TÊN THẬT LÀ PHAN THANH VIỄN, QU...

1, Tác giả - Viễn Phương (1928 – 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở

tỉnh An Giang. Ông đã tham gia hoạt động cách mạng suốt hai

cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là một cây Bút

Nam Bộ nổi tiếng có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải

phóng ở Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

- Trong sự nghiệp cầm bút, Viễn Phương dành nhiều tâm

huyết để làm thơ dâng Bác. Thơ Viễn Phương trong sáng, nhỏ nhẹ,

giàu liên tưởng, giàu chất mơ mộng.

- Tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1953),

Mắt sáng học trò, (thơ 1970), nhớ lời di chúc (Trường 1972), như

Mây mùa xuân (thơ 1978)…

a. Hoàn cảnh sáng tác

Tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc

thắng lợi, lăng Hồ Chú Tịch cũng vừa khánh thành, Viễn Phương

vinh dự đại diện cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam ra thăm miền

Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được ra đời

trong không khí xúc động đó và được in trong tập như mây mùa

xuân (1978).

Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất

viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh.

b. Mạch cảm xúc của bài thơ: Mạch vận động cảm xúc đi theo trình

tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài

lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình

ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng

người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy

ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu

tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước

thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng

mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác

c. Bố cục: Bốn phần

- Phần 1: Cảm xúc của tác giả trước lăng Bác

- Phần 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác

- Phần 3: Cảm xúc khi vào trong lăng đứng trước thi hài Bác

- Phần 4: Cảm xúc của nhà thơ khi từ biệt lăng Bác

d. Giọng điệu bài thơ: Thành kính, trang nghiêm, trầm lắng, phù

hợp với tâm trạng của tác giả và không khí ở trong lăng

e. Thể thơ và phương thức biểu đạt:

- Thể thơ: 8 chữ (nhưng có dòng thơ 7 hoặc 9 chữ)

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm