VĂN BẢN A) HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

2. Văn bản a) Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn

cảnh đặc biệt:

- Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc,

nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển.

- Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những

ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.

Vì vậy, bài thơ được coi là những dòng chữ cuối cùng Thanh

Hải để lại cho đời vừa là lời tổng kết cuộc đời ông, là một lời tâm

niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ với cuộc sống.

b. Thể thơ: Thể thơ 5 chữ

c. Bố cục: Ba phần

- Phần 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên (khổ 1)

- Phần 2: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước (2 khổ tiếp

theo)

- Phần 3: Khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả (3 khổ còn

lại)

d. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

e. Nghệ thuật và nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với

dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung.

- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (Bông hoa, tiếng

chim hót, vì sao…) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái

quát.

- Cấu tứ chặt chẽ lô – gic: sự hài hòa giữa mùa xuân lớn và

mùa xuân nho nhỏ, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê

hương đất nước.

- Giọng điệu biến đổi phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả:

vui, say mê, trầm lắng, tha thiết.

Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó

với đất nước; với cuộc đời; thực hiện ước nguyện chân thành, tha

thiết muốn được cống hiến thật nhiều cho đất nước góp một “mùa

xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.