Câu 1 (là câu tổng quát, mang nội dung chính của cả đoạn văn: Khổ thơ thứ nhất
của bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ VP, được viết 1976- sau khi công trình
lăng bác vừa mới hoàn thành (TPPC)- là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà
thơ khi đến thăm lăng Bác
Câu (phân- là những câu khai triển) bao gồm những câu sau: Mở đầu khổ thơ là
một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách
xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất
mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ
“thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc.
Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất
của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất
nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre
(KN), đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum
vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người
Câu hợp: là câu tổng hợp lại những nội dung vừa viết ở những câu trên: Chỉ với
một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng
liêng đối với Bác kính yêu.
**Đoạn văn tham khảo:
Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ VP, được viết
1976- sau khi công trình lăng bác vừa mới hoàn thành (TPPC)- là những cảm xúc
bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời
thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô
gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành
kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay
cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ
“hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người,
dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã
được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre( KN), đó là đại
diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò
chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã
thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.
Đề 5
Mở đầu bài “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết 3 câu đầu khổ 1:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ. Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ
đó có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân
với Bác Hồ kính yêu. Viết một đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1
câu có thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ)
Hướng dẫn làm bài
- Phân tích hình ảnh ẩn dụ: “ôi hàng tre xanh xanh VN. Bão táp mưa sa đứng thẳng
hàng”.
- Cây tre là biểu tượng của dân tộc VN.
+ Xanh xanh: thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ. Câu thơ thể hiện hình ảnh quê
hương, đất nước VN. Hinh ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ
của Người.
- Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này: Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” là
tình cảm của VP cũng như của nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên
người.
Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu:
trung với Đảng, hiếu với dân. Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa
thiêng liêng: DT VN mãi mãi trung thành với con đường CM mà Bác đã đặt ra.
Đoạn văn tham khảo:
Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh rất đẹp và độc đáo. Trước hết
hàng tre gợi nhớ xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh bao bọc ở mỗi làng quê Việt
Nam. Mặt khác, cây tre từng được coi là biểu tượng của con người Việt Nam với
các đức tính cần cù, nhũn nhặn, hiên ngang, bền bỉ, đoàn kết. Hàng tre xanh xanh-
màu xanh tượng trưng cho sức sống của Việt Nam. Cây tre được nhân hoá như
những con người, như những người chiến sĩ đứng thẳng hàng vừa làm hàng rào
danh dự, vừa canh giữ cho giấc ngủ bình yên mãi mãi của Người. Mặc cho bão táp,
mưa sa, cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đến khổ thơ cuối, cây tre trở thành cây tre
trung hiếu, thể hiện tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp, với tư tưởng của
Bác.
Đề 6
Cho khổ thơ:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết
“Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này?
2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên?
1. Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô
lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra
đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể
hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện
nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy
sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.
2. Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không
gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên,
trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc
động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ "Vẫn biết trời xanh là mãi
mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm
ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi
với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt
Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ
biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi
đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng
không thể nói nên lời. Cặp quan hệ “vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm
xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết “trời xanh là mãi mãi”. Khổ thơ khép lại
nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ
- đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu.
Đề 7:
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi
chín mùa xuân”. Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể
thay thế cho từ nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? Việc thay thế từ trên có
tác dụng diễn đạt như thế nào?
Gợi ý:
- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên «79 mùa xuân »
cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người.
- Nếu để từ «tuổi» thì chỉ nói được BH đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ
thuần tuý chỉ tuổi tác
- Còn dùng từ «Xuân» có nghĩa là: cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho
nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết
«tràng hoa dâng 79 mùa xuân» gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. VÀ từ « mùa
xuân » như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng,
thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều -> chuyển
nghĩa theo phưong thức ẩn dụ.
B. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương
1. Mở bài
Viễn Phương (1928 92005) là một cây bút Nam Bộ nổi tiếng có mặt sớm
nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
Trong sự nghiệp cầm bút, Viễn Phương dành nhiều tâm huyết để thơ dâng Bác.
- Bài thơ Viếng lăng Bác rút trong tập Như mây mùa xuân 9 1978) được ra
đời năm 1976, khi Lăng Hồ Chủ Tịch vừa khánh thành, Viễn Phương được ra thăm
miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng và
niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người dân Việt Nam dành cho Bác
Hồ khi vào lăng viếng Bác. Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc
nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
2. Thân bài:
a) Cảm xúc của nhà thơ khi đặt chân đến lăng Bác (khổ 1).
- Câu thơ mở đầu "Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn như một
thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường
miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
+ Viễn Phương thưa với Bác bằng cả tấm lòng thiêng liêng thành kính, khao
khát mong chờ gặp Bác.
+ Cách nói giảm: từ "thăm” thay cho từ "viếng” giảm bớt nỗi đau mất mát.
Trong trái tim nhà thơ và tất cả dân tộc Việt Nam, Bác còn sống mãi, con chỉ ra
thăm chưa không viếng Bác.
+ Cách xưng hô “con” và "Bác” vừa gần gũi, thân thương, vừa trân trọng
thành kính.
- Ba câu tiếp: Từ làn sương mở của bầu trời Hà Nội, nhà thơ đã cảm nhận
cảnh vật nơi Người yên nghỉ bẳng tất cả niềm tôn kính thiêng liêng và nỗi xúc
động dâng trào. Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về
cảnh quan lăng Bác là hàng trẻ. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của
quê hương Việt Nam.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng
- Bác yên nghỉ giữa lòng thủ đô Hà Nội trang nghiêm là thế, nhìn thấy hàng
tre xanh đang đứng đó, nhà thơ nhận ra lăng Bác bỗng trở nên gần gũi, thân thuộc
như mọi xóm làng Việt Nam: Về với Bác, Viễn Phương tưởng như được trở về với
ngôi nhà yêu dấu, về với nguồn cội của mình. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà
thơ liên tưởng đến cây tre Việt Nam, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ kiên cường của
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.\
b) Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác (khổ 2)
- Hai câu đầu Nhà thơ sử dụng thành công hình ảnh sóng đôi "mặt trời”
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng đất đỏ
Hình ảnh mặt trời trong câu trên là thực, mặt trời của thiên nhiên vũ trụ được
nhân hóa "đi qua trên lăng”. Mặt trời trên câu dưới là hình ảnh ẩn dụ, Bác cũng
giống như mặt trời đem đến ánh sáng và hơi ấm cách mạng sưởi ấm lòng dân tộc ta,
xua đi cuộc sống lầm than nô lệ. Lấy mặt trời để ví Bác, nhà thơ đã thể hiện niềm
tôn kính của mình và toàn thể nhân dân Việt Nam dành cho Bác: khẳng định và
ngợi ca công lao trời bể và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác. Người vĩ đại
không chỉ nhân loại thừa nhận mà cả thiên nhiên, tạo hóa cũng phải tôn kính,
ngưỡng mộ.
- Hai câu sau: "Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. Còn "kết
tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là ẩn dụ. Nhìn từng đoàn người lặng
lẽ, trang nghiêm xếp hàng vào lăng viếng Bác nối dài không dứt, nhà thơ liên
tưởng đến hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu chất thơ: “tràng hoa” thơm dâng Bác. Tình cảm
thương nhớ, lòng biết ơn của nhân dân ta dành cho Bác chẳng bao giờ nguôi, cũng
tự nhiên, vĩnh hằng như quy luật đất trời.
c) Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác ( khổ 3)
Viễn Phương đã cố kìm nén cảm xúc để miêu tả "Bác nằm trong giấc ngủ
bình yên”. Không gian và thời gian như ngưng đọng trước một hình ảnh có tính
vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận như Người chỉ đang trong giấc ngủ yên bình sau bảy
mươi năm thức trọn vì dân tộc.
- Hình ảnh vầng trăng là một liên tưởng độc đáo. Nhìn ánh sáng tỏa ra nơi
Bác yên nằm , nhà thơ lại liên tưởng đến vầng trăng sáng dịu hiền. Từ không gian
trong lăng với thứ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo, hình ảnh vầng trăng còn gợi tâm
hồn thanh cao, tình yêu thiên nhiên say đắm và cả những vần thơ ngập tràn ánh
trăng cua Bác.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ
sâu xa:
Bác vẫn còn mãi với non sống, đất nước như trời xanh vĩnh hằng. Người đã
hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Dù biết thế, con tim Viễn Phương lại có
tiếng nói riêng. Ông "nghe nhói ở trong tim” vì sự thật Bác đã đi xa, vì nỗi đau
thiếu vắng Bác không gì bù đắp nổi. Từ nhói nằm giữa câu thơ diễn tả nỗi đau
quặn thắt con tim như thể con người vừa mất đi người cha yêu kính.
d) Cảm xúc của nhà thơ trước lúc ra về (khổ 4).
- Câu thơ đầu: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt”, câu thơ ở cách
diễn đạt một mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Nghĩ đến giây phút phải chia tay Bác
để trở về miền Nam, Nhà thơ nhớ thương Bác đến trào nước mắt”.
- Ba câu cuối: nhà thơ bày tỏ tình cảm lưu luyến và niềm mong ước.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
+ Điệp ngữ "muốn làm” gợi lên khát khao chân thành, cháy bỏng của tác
giả,. Ông muốn ở mãi bên Bác để phần nào bù đắp công lao, đức hi sinh trời bể mà
Người đã dành cho dân tộc.
+ Hình ảnh con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu gợi ra niềm
mong ước của tác giả. Vì lưu luyến, bịn rịn, thương nhớ Bác khôn nguôi, Viễn
Phương đã mong ước tha thiết được hóa thân vào cảnh vật bên lăng Người.
Đẹp nhất, cao cả nhất là ước muốn được làm cây tre trung hiếu để được
đứng trong hàng tre xanh xanh Việt Nam để ngày ngày đứng canh giấc ngủ thiên
thu của Bác. Ẩn dụ cây tre trung hiếu biểu tượng cho lòng thủy chung với con
đường và sự nghiệp cách mạng mà Bác đã chọn. Hình ảnh hàng tre ở khổ đầu được
lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn
tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
3. Kết bài
- Bài thơ viếng lăng Bác hấp dẫn người đọc bởi những hình ảnh thơ đẹp giữa
liên tưởng mộng mơ, bởi nhịp điệu tha thiết, giọng thơ thành kính, trang nghiêm
phù hợp với không khí của việc viếng lăng. Bài thơ đã trạm đến trái tim mỗi người
con Việt Nam khi nhắc đến Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
- Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành
kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả khi từ Miền Nam mới được giải phóng ra
viếng lăng Bác. Vì vậy viếng lăng Bác không những là nén tâm hương dâng lên
Bác mà còn là tiếng khóc nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác, là lòng thương nhớ
khôn nguôi của Viễn Phương nói riêng và của đồng bào miền Nam, dân tộc Việt
Nam nói chung dành cho Bác kính yêu.
Đề 2: Những hình ảnh ẩn dụ: "mặt trời”, "tràng hoa”, "vầng trăng”,
"trời xanh” trong bài viếng lăng Bác có tác dụng như thế nào trong việc biểu
hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ?.
Gợi ý trả lời:
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng nhiều hình ảnh
ẩn dụ đẹp và giàu sức biểu cảm:
- Ẩn dụ "mặt trời”: Ngợi ca, tôn kính, biết ơn trước công lao, sự nghiệp cách
mạng to lớn, vĩ đại của Bác.
- "Tràng hoa” thể hiện tình cảm, tấm lòng thành kính của dân tộc Việt Nam
khi về viếng Bác.
- Ẩn dụ "vầng trăng” ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn thanh cao cua Bác, tình yêu
trăng vô bờ và gợi nhớ cả những vần thơ ngập tràn ánh trăng của Bác.
- Ẩn dụ "trời xanh” khẳng định Bác hóa thân vào thiên nhiên vũ trụ như trời
xanh còn mãi ở trên đầu. Người bất tử, vĩnh hằng trong lòng dân tộc Việt Nam.
Lấy những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên vũ trụ để so sánh với sự hữu
hạn của đời người. Để ngợi ca Bác Hồ, nhà thơ đã thể hiện tình cảm thiêng liêng,
sự xúc động thành kính, lòng biết ơn vô hạn, sự thương nhớ khôn nguôi của nhân
dân Việt Nam đối với Bác Hồ đồng thời tác giả cũng thay mặt dân tộc ta khẳng
định lại chân lí: Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc ta.
Đề 3: Ở hai khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên, từ đó hãy nêu suy nghĩ của mình
về Bác Hồ kính yêu .
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận:
+ Viễn Phương một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ
giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác được viết năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết
thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành,
tác giả ra miền Bắc thăm lăng Bác Hồ.
+ Đoạn thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào khi
tác giả vào viếng lăng Bác.
b. Cảm nhận của em về hai khổ thơ:
* Về nội dung:
- Cảm xúc của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác (Khổ đầu):
+ “Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác”: lời giới thiệu, lời thông báo đầy xúc động.
Cách xưng hô (con- Bác) thân thương, kính trọng thành kính thiêng liêng như tình
cảm cha con ruột thịt.
+ Hình ảnh “hàng tre bát ngát”, “hàng tre xanh xanh Việt Nam”, “bão táp mưa sa
đứng thẳng hàng”: gợi nhà thơ liên tưởng đến sức sống của dân tộc và tình cảm của
nhân dân đối với Bác.
- Sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác khi đứng trước lăng (Khổ hai):
+ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình
ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời của vũ trụ , mặt trời của con người –
Bác Hồ. Chỉ sự tôn kính của nhà thơ và của nhân dân dành cho Bác.
+ “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín
mùa xuân”. Hình ảnh thực (dòng người) và hình ảnh ẩn dụ (tràng hoa) sóng đôi:
Lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
- Nhận xét: Hai đoạn thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi viếng lăng Bác.
* Nghệ thuật:
- Giọng thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, vừa tự hào thể hiện đúng tâm
trạng xúc động khi vào viếng lăng Bác.
- Hình ảnh trong đoạn thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp giữa hình ảnh thực, hình ảnh
ẩn dụ biểu tượng làm cho câu thơ vừa gần gũi, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và
giá trị biểu cảm cao.
c. Nêu suy nghĩ của bản thân về Bác Hồ kính yêu:
Học sinh có thể suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả những vấn đề
trong bài viết phải được trình bày liền mạch và có tính liên kết, sau đây là một số
gợi ý:
- Suy nghĩ về con người Hồ Chí Minh.
- Suy nghĩ về lối sống giản dị và thanh cao của Bác.
- Suy nghĩ về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
d. Khái quát và khẳng định lại vấn đề.
Đề bài:
Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc
lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời lăng.
Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với
Bác khi rời xa lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm
của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương
trào nước măt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm
xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu
luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về
miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân ,
hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ
“muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây
tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân
thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc
điểm tô cho vường hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập
vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu”
là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện
mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời
hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền
Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
C. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1: Tình cảm của tác giả gửi gắm vào bài thơ đã khơi gợi nơi người đọc về
một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn
nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về Lý tưởng sống của
thanh niên ngày nay
HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản:
- Giải thích về lí tưởng sống (Mỗi con người đều mong muốn được sống có
ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc
học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)
- Lý tưởng sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời,
và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây
đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời
từ những việc nhỏ (Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)
- Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ
hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…
- Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở
thành người có ích cho gia đình và xã hội…)
***Bài văn tham khảo:
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển
của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta-
những người chủ tương lai của đất nước-phải góp một phần sức cho quê hương của
mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và
một câu hỏi lớn được đặt ra: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là
mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con
người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ
và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất
nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với
lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy
lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo
âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất
hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho
mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ
hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh.
Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc
lớn lao nhất của con người.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một
câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản
thân mình.Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho riêng mình,nhưng
bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ.Chúng ta
sống trong cộng đồng là sống vì mọi người,vì quê hương,vì đất nước.
Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn:
"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi,
để gió cuốn đi...."
Phải mất một thời gian dài tôi và các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa
của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người
xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng
để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao
mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...". Đó
cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.
Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần
có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên. hải sống có lý tưởng! Bạn có
thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi
người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những
người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi
người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là
mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công
trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người
để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó
khăn và thử thách trong cuộc sống.
Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm
được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu
nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta sống thì phải có mục
đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ
đại.
Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ
thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào
cho xứng đáng? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế
nào? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân
loại. Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp? Vì nếu “sống không mục
đích không làm được gì cả” và nếu "mục đích tầm thường thì không làm được điều
gì vĩ đại”.Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích
cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về
tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế
hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó.
Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp
cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản
thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên
chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đ ường nào khác!” rong
thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý
tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời
ca tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. "Anh lên xe trời đổ cơn mưa,
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ; Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt
mối riêng tư" hay "Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về biên giới; Cô gái vào ca
ba". Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để
dành tất cả cho một mục tiêu cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có
thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như vậy. Biết bao thế hệ thanh
niên đ ã ngã xuống vì mộtlý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước.
Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển,thì lý t ưởng sống
cao đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ lại càng rộng hơn, bao la hơn,” Vì một Việt Nam
Phát triển
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế
giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên
càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng
liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không
chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử
thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon
Việt Nam, hay những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn
Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và
thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo.
Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm lấy
tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người
đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người
không biết cố gắng mà thôi”. Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein,
Môza, Đác-uyn,… Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả
đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích “ra đi tìm
đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc "của Bác. Đó là một
minh chứng rất cao đẹp!
Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ
sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến
đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời
gian để dành cho tình yêu nên có lẽ họ không thể nhận ra những hạnh phúc mà họ
đang có mà chỉ toàn nhìn thấy sự khổ đau trong tình yêu, phải chăng tuổi trẻ ngày
nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ
hơn. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay
là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã
hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng
mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé
của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ
hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Thật đáng buồn cho một tương
lai đất nước!
Các bạn luôn mong muốn mình sẽ là người tài giỏi nhưng lại không có được một
lý t ưởng cho riêng mình,thì cuộc đời bạn s ẽ trôi về đâu? Hãy tưởng tượng mà
xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do
ba me gượng ép; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề
thich học những môn học ấy; rồi cậu rớt đại học, thất nghiệp (chẳng ai nhận những
người không có học vấn cả, dù cậu đã qua các năm trung học rồi nhưng với tinh
thần thiếu ý chí thì xét lại cậu cũng chẳng đủ sức cho công việc)…không có tiền
câu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ (tuy nhiên vẫn có một số người tốt, không phạm phải
những sai lầm này)…tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư, tật xấu. Cuối cùng chàng
thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù hoặc trên giường bệnh sau bao năm
ăn chơi, nghiện ngập. Đó là ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn
những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc
ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp,…Những người này vì
lợi ích của bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta
thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên Tivi những tin liên quan đến ông
này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm,
nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi
hay những thanh niên, học sinh (kể cả người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt!
Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm
thường đều có kết quả không tốt.
Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng
sống cao đẹp,vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự
nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai t ươi sáng. Cuối cùng xin kết
thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn,
một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép
đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc
sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì
những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn
của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã
cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài
người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình
cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".
Xem tiếp tài liệu tại: https://traloihay.net
Bạn đang xem câu 1 - Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn