561 CHỊ ĐẠT DANH HIỆU 10 NĂM LIÊN TỤC, 17

42.561 chị đạt danh hiệu 10 năm liên tục, 17.479 chị đạt danh hiệu 5 năm liên tục.

[33, tr.10] 10 năm thực hiện phong trào đã giáo dục, động viên các tầng lớp phụ nữ

làm tốt nghĩa vụ công dân, tham gia lao động, sản xuất, tiết kiệm, làm tròn trách

nhiệm của người mẹ, nuôi dạy con tốt, từng bước phấn đấu thực hiện nam nữ bình

đẳng, đưa sự nghiệp giải phóng phụ nữ lên một bước tiến mới, góp phần cùng toàn

Đảng, toàn dân thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

54

Hội thống nhất đánh giá chung rằng: phong trào “Người phụ nữ mới xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã phát huy tác dụng to lớn trong những năm đầu thống

nhất đất nước, cổ vũ các tầng lớp phụ nữ vươn lên gánh vác các nhiệm vụ nặng nề

của thời kỳ đầy sóng gió trong lịch sử dân tộc, đáp ứng những đòi hỏi khẩn cấp của

dân tộc, của cách mạng.

Cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”

Bước sang thời kỳ đổi mới, khi cả nước đang tập trung mọi nguồn lực để phát

triển sản xuất, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phong trào không còn phù hợp khi chỉ

nặng về giáo dục động viên phụ nữ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng,

Nhà nước, của Hội mà chưa quan tâm đến việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của hội viên.

Trong khi đó, nhiều hội viên đang đứng trước tình trạng thiếu việc làm, đời sống gặp

nhiều khó khăn, tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng, bỏ học ngày càng tăng. Theo tổng

điều tra dân số năm 1989, cả nước có 5.617.196 người mù chữ, trong đó phụ nữ chiếm

tỉ lệ 70,67%, tập trung chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. [34, tr.9]

Trình độ văn hóa thấp dẫn đến lạc hậu về tư tưởng, hạn chế về nhận thức kéo theo hàng

loạt những yếu kém khác của phụ nữ khiến đời sống phụ nữ, trẻ em thấp. Mặt khác,

trong thời kỳ sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, do những hạn chế, yếu kém về

trình độ và sức khỏe nên phụ nữ chiếm 60% lao động dôi dư. Hậu quả khó tránh khỏi

là mâu thuẫn gia đình nảy sinh, nghèo đói gia tăng, trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học

ngày càng tăng… Tình hình đó khiến mục tiêu kinh tế - xã hội chung của cả nước khó

thành công, đất nước khó thoát khỏi khó khăn, khủng hoảng.

Xuất phát từ thực tế đó, nhân kỷ niệm 79 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3/1989,

Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPNVN ra Chỉ thị số 21/CT, ngày 28/2/1989,

phát động 2 cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” và “Nuôi

dạy con tốt góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”. Đây thực sự là

bước chuyển hướng quan trọng, kịp thời về nội dung và phương thức hoạt động của

Hội LHPNVN.

Xã Mỹ Tho, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh được Trung ương Hội chọn

là nơi chỉ đạo điểm cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” để rút

55

kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Sau đó, 44 tỉnh, thành Hội đều triển khai trong cán

bộ chuyên trách về yêu cầu, mục đích, nội dung cuộc vận động và phối hợp với các

ngành liên quan bàn biện pháp triển khai với việc quy định trách nhiệm cụ thể của

mỗi bên; 26 tỉnh có chỉ đạo điểm của tỉnh, nhiều nơi có chỉ đạo điểm của huyện.

Mục tiêu của cuộc vận động là giúp nhau làm kinh tế gia đình, nâng cao thu

nhập, cải thiện cuộc sống… Các cấp hội đã hướng dẫn phụ nữ đi vào sản xuất phù

hợp với điều kiện của từng vùng, từng khu vực. Ở các dường phố, thị xã, thị trấn,

Hội vận động phát triển các loại hình kinh tế đa dạng: may mặc, ren thêu, khôi phục

các nghề truyền thống… Năm 1989, có 8 tỉnh giới thiệu được 16.973 chị em có việc

làm ở các xí nghiệp, hợp tác xã giúp chị em ổn định đời sống. [34, tr.10] Phụ nữ

nông dân phát huy phong trào tương trợ, giúp nhau giống, vốn, nhanh chóng tiếp

thu kỹ thuật sản xuất mới, thâm canh lúa, trồng ngô cao sản đại trà, tập trung vốn

đầu tư cho sản xuất.

Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, vận động của cán bộ hội các cấp, các địa

phương đã thực hiện giúp nhau giống, vốn trong sản xuất, chăn nuôi, giúp nhau

ngày công lúc thời vụ. Năm 1990, 39 tỉnh tỉnh đã giúp nhau 1.478.000 đồng,