PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIANTÓM LƯỢC CUỐI BÀIĐỂ PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CỦ...

Bài 5: Phân tích dãy số thời gian

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Để phân tích mối liên hệ của hiện tượng theo thời gian, trong thống kê người ta thường sử

dụng các dãy số thời gian. Đó là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo

thứ tự thời gian. Dựa vào đặc điểm về biến động quy mô của hiện tượng qua thời gian, có thể

phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.

Trong thống kê, để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, người ta

thường sử dụng 5 chỉ tiêu để phân tích, đó là: Mức độ bình quân qua thời gian; lượng tăng

(giảm) tuyệt đối; tốc độ phát triển; tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng

(giảm) liên hoàn. Mỗi chỉ tiêu có ý nghĩa riêng đối với việc phân tích nhưng chúng có mối

liên hệ mật thiết với nhau.

Để biểu hiện xu hướng hay tính quy luật sự phát triển của hiện tượng, có thể sử dụng các

phương pháp khác nhau: mở rộng khoảng cách thời gian, dãy số bình quân trượt, hàm xu thế

và chỉ số thời vụ.

Bên cạnh việc cho thấy sự biến động của hiện tượng theo thời gian thì thông qua dãy số thời

gian, ta có thể thực hiện dự đoán thống kê. Đó là việc xác định các mức độ của hiện tượng

trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp.

Một dãy số thời gian rất phù hợp với loại hình dự đoán thống kê ngắn hạn, gồm một số

phương pháp cơ bản sau: dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, dự đoán

dựa vào tốc độ phát triển bình quân, dự đoán dựa vào hàm xu thế và dự đoán kết hợp xu thế

và biến động thời vụ.

108

v1.0

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của dãy số thời gian.

2. Trình bày các loại dãy số thời gian.

3. Nêu các yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian.

4. Phân tích các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Cho ví dụ minh họa.

5. Trình bày một số phương pháp biểu diễn xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.

6. Trình bày một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn.