PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUANTÌNH HUỐNG DẪN NHẬPTÊN TÌNH HUỐNG

Bài 4: Phân tích hồi quy và tương quan

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tên tình huống: Phân tích thị trường xe máy

Giả sử bạn đang nghiên cứu về vấn đề mua bán xe máy

Honda Wave đã qua sử dụng. Bạn nhận thấy giá bán của

chiếc xe do rất nhiều nhân tố quyết định. Đó có thể là số

năm sử dụng xe, màu sắc, đối tượng mua, đối tượng bán,

thậm chí cả nhu cầu mua, nhu cầu bán cũng có ảnh hưởng

đến giá cả của nó... Bạn thực hiện một điều tra thống kê trên

11 chiếc xe để tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh

hưởng và giá bán của nó. Số liệu cho thấy, dường như đúng

là có mối liên hệ giữa các nhân tố nêu trên với giá của chiếc

xe. Nhưng bạn lại không biết biểu diễn mối liên hệ đó như thế nào.

Câu hỏi

Bài học này sẽ giúp bạn cách thức xây dựng mối liên hệ phụ thuộc qua lại giữa các hiện tượng

kinh tế – xã hội, đồng thời cũng sẽ hướng dẫn bạn cách đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên

hệ đó như thế nào?

4.1. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan

4.1.1. Mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế xã hội

Các hiện tượng kinh tế – xã hội tồn tại trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Các mối

liên hệ này có th ể diễ n ra theo thời gian hay không gian nhất định. Các mối liên hệ

diễn ra theo thời gian nghĩa là s ự tác động qua lại và sự phụ thuộc vào nhau của các

hiện tượng khi chúng ở các giai đoạn và quá trình của sự phát triển. Các mối liên hệ

diễn ra theo không gian nghĩa là sự tác động qua l ại và sự phụ thuộc vào nhau của các

hiện tượng khi chúng ở cùng một thờ i gian. Thậm chí ngay trong cùng một hiệ n

tượng nghiên cứu bao gồm nhiều tiêu thức khác nhau, thì những tiêu thức này cũng có

mối liên h ệ qua lạ i nhất định. Tuỳ theo mức độ chặt chẽ, mà người ta chia mối liên hệ

thành các loại dưới đây.

4.1.1.1. Liên hệ hàm số

Khái niệm: Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn

toàn chặt chẽ. Sự thay đổi của hiện tượng này có

tác dụng quyết định đến sự thay đổi của hiện tượng

liên quan theo một tỷ lệ xác định.

Liên hệ hàm số được viết dưới dạng: y = f(x), có

nghĩa là cứ mỗi giá trị của x thì theo một hàm nào

đó có một giá trị của y tương ứng.

Mối liên hệ này thường có trong tự nhiên. Ví dụ

trong vật lý: S = v t...

Đặc điểm: Liên hệ hàm số không những được biểu hiện ở tổng thể mà còn được

biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt.

4.1.1.2. Liên hệ tương quan

Khái niệm: Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ. Sự thay

đổi của hiện tượng này có thể làm hiện tượng liên quan thay đổi theo nhưng không

có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định.

Mối liên hệ này rất phổ biến và thường gặp trong các hiện tượng kinh tế – xã hội.

Đặc điểm: Liên hệ tương quan không được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt mà

phải thông qua hiện tượng số lớn (là tổng thể).

Ví dụ: Mối liên hệ giữa tuổi nghề và NSLĐ. Tuổi nghề có tác động đến NSLĐ

nhưng NSLĐ không chỉ chịu ảnh hưởng của tuổi nghề mà còn chịu ảnh hưởng của

các nhân tố khác. Mặt khác, nếu nghiên cứu riêng lẻ từng đơn vị cá biệt, có những

đơn vị, tuổi nghề hoàn toàn không ảnh hưởng tới NSLĐ. Vì vậy, để có thể nêu lên

được mối liên hệ tương quan cần phải nghiên cứu hiện tượng số lớn.

4.1.2. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan

Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau:

4.1.2.1. Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ

Nhiệm vụ đầu tiên của phân tích hồi quy tương quan là xây dựng mô hình (hay

phương trình) hồi quy và xác định tính chất (thuận – nghịch) cũng như hình thức của

mối liên hệ (loại mô hình).