1. THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC K...

2.1. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh

có hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với bất kỳ

doanh nghiệp nào muốn tham gai vào thị trường quốc tế. Mục đích của việc đó là

nhằm thu thập, nắm bắt các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, cung cầu và giá cả...của

hàng hoá nhằm tìm ra khả năng mua bán đối với một hoặc một nhóm sản phẩm và

tìm ra phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Vì vậy, rong nghiên cứu thị trường xuất

nhập khẩu cần chỉ ra: thị trường nào có triển vọng nhất đối với các sản phẩm của

công ty; quy mô thị trường như thế nào; sản phẩm hàng hoá của công ty cần phải có

những thay đổi gì, thích ứng gì để đsản phẩm ứng những đòi hỏi của thị trường;

công ty cần phải có những đáp ứng thương mại như thế nào, lựa chọn phương án

kinh doanh nào thì phù hợp.

Tiến trình nghiên cứu thị trường bao gồm các bước: thu thập thông tin, xử lý

thông tin và ra quyết định. Quá trình nghiên cứu và thâm nhập vào thị trường của

các doanh nghiệp bao giờ cũng bắt đầu từ thị trường chung, thị trường sản phẩm, thị

trường thích hợp đến thị trường trọng điểm.

Đối với công ty VIMEDIMEX là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

xuất nhập khẩu, nên phạm vi cần nghiên cứu của thị trường là tương đối lớn. Trong

khi quy mô kinh doanh của công ty lại hạn chế, nên việc nghiên cứu về thị trường

vẫn còn nhiều khó khăn, bởi vì công tác này cần có lượng chi phí nhất định và phải

có đội ngũ cán bộ nghiên cứu có năng lực chuyên môn.

Trong thời gian qua công ty chủ yếu quan hệ với một số nước trong khu vực

như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn độ... và công tác

nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào những thị trường này. Những thị trường lớn như thị

trường Mỹ, EU, Úc còn rất hạn chế. Vì vậy để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu

hàng hoá của công ty trong thời gian tới cần phải củng cố và tăng cường quan hệ với

các thị trường truyền thống, đồng thời cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và thâm nhập

vào các thị trường lớn này, bởi vì Mỹ, EU là các thị trường có tiềm năng to lớn đối

với mặt hàng xuất khẩu của công ty nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh

xuất nhập khẩu.

Để tăng cường quan hệ và mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty

VIMEDIMEX cần phải xúc tiến các hoạt động giới thiệu sản phẩm hàng hoá của

mình, phải thường xuyên tham gia các buổi hội trợ triển lãm y dược, các buổi hội

nghị, hội thảo về y dược, và trực tiếp cử cán bộ ra nước ngoài để nghiên cứu thị

trường. Do có sự hạn chế về vốn và nhân lực, nên việc xúc tiến về nghiên cứu thị

trường còn bị giới hạn và phần lớn là nghiên cứu tại phòng làm việc thông qua sách

báo, tạp chí, tài liệu và thông qua mạng Internet. Điều này làm cho hiệu quả của việc

nghiên cứu không cao. Do vậy, trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên công

ty cần phải đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm và nghiên cứu thị

trường một cách hợp lý bằng việc cử một bộ phận cán bộ có năng lực chịu trách

nhiêm chuyên nghiên cứu cùng với hoạt động marketing sản phẩm của công ty tại

các thị trường lớn đầy tiềm năng này, thiết lập các mối quan hệ để mở rộng thị

trường hoạt động kinh doanh. Chỉ có bằng cách này thì mới thu thập được các thông

tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử lí và ra

quyết định hoạt động kinh doanh đối với từng tthị trường của công ty một cách hiệu

quả nhất.

Việc nghiên cứu thị trường của công ty cần phải xác định một cách rõ ràng

những vấn đề cụ thể như.

 Các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới là gì? Xuất nhập

khẩu của thị trường nào? Giá cả hàng hoá, điều kiện thanh toán và phương thức giao

nhận vận chuyển hàng hoá như thế nào? Có hợp lí hay không?

 Xu hướng phát triển của các thị trường này trong tương lai như thế nào? Các

sản phẩm của công ty ở các thị trường này cần phải có thay đổi gì để cho phù hợp

với điều kiện của thị trường?

 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá, mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố để tìm biện pháp khắc phục.

 Nghiên cứu về xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái của các thị trường,

thông qua việc nghiên cứu để biết được quy luật hoạt động của từng thị trường và từ

đó công ty có thể cung cấp cho họ các sản phẩm mà họ đang cần, đáp ứng được yêu

cầu mà họ đặt ra như khối lượng, giá cả và chất lượng của hàng hoá, điều kiện giao

nhận hàng thuận lợi... Cũng thông qua đó công ty có thể biết được các thông tin chi

tiết vềg thị trường hàng hoá nhập khẩu của mình để từ đó đưa ra các phương án kinh

doanh nhập khẩu hàng hoá một cách có hiệu quả nhất, hàng hoá nhập khẩu đsản

phẩm ứng được yêu cầu trong nước.

Với điều kiện các mặt hàng kinh doanh và thị trường hoạt động kinh doanh

của công ty thì trong thời gian tới công ty cần phải tập trung khai thác các thị trường

truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... đây là các bạn

hàng đã có mối quan hệ lâu dài và ổn định với kim ngạch lớn để tạo nên sự ổn định

trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng hời công ty phải mở rộng và xâm

nhập vào thị trường lớn như EU, và thị trường Mỹ. Đây là những thị trường mạnh

với sức tiêu thụ lớn, quan điểm của các thị trường này lại khá cởi mở và thông

thoáng. Trong những năm vừa qua quan hệ của công ty với những thị trường này đã

có những bước tiến đáng kể và trong thời gian tới để tiếp tục xâm nhập vào các thị

trường này một cách có hiệu quả thì công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động xúc

tiến thương mại, marketing. Thông qua các hoạt động giới thiệu sản phẩm để xây

dựng uy tín của công ty trên thị trường quốc tế và để tạo được vị thế của công ty

trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường quốc tế, công ty cũng phải tiến hàng

nghiên cứu thị trường trong nước để kịp thời nắm bắt các thông tin về nhu cầu tiêu

thụ các sản phẩm hàng hoá nhập khẩu của công ty ở trong nước để kinh doanh đúng

mặt hàng đáp ứng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng hàng nhập. Nghiên cứu thị

trường nhập khẩu để tìm kiếm thị trường hàng hoá với giá rẻ mà chất lượng đáp ứng

được với yêu cầu trong nước để tăng khả năng cạnh tranh của công ty với các công

ty khác.