PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ

2) Phân tích đoạn thơ :a. Tám câu đầu: Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh, thắng cảnh.Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân, đượccảm thụ qua tâm hồn nhân dân. Chú ý khả năng gợi cảm nghĩ, liên tưởng, tưởng tượngcủa các hình ảnh, cảnh vật: tình nghĩa thuỷ chung, thắm thiết (hình ảnh núi Vọng Phu,hòn Trống Mái); sức mạnh bất khuất (chuyện Thánh Gióng); cội nguồn thiêng liêng(hướng về đất Tổ Hùng Vương); truyền thống hiếu học (cách cảm nhận về núi Bút nonNghiên); Đất Nước tươi đẹp (cách nhìn dân dã về núi Con Cóc, Con Gà, về dòng sôngCửu Long gợi dáng những con rồng)vv… Đất Nước hiện lên vừa gần gũi, vừa thiêngliêng. b. Bốn câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hoá thân của Nhân Dân vào bónghình Đất Nước. Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đờimình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất này. c. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều địa danh quen thuộc, những chấtliệu văn hoá dân gian để nói về Đất Nước. Theo Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước đượchình thành từ công sức của nhân dân, của những con người lao động bình dị. Đây cũng làbiểu hiện chiều sâu tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong cảm hứng sáng tạo của nhàthơ.