BIỂU CẢM VỀ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊUA) MỞ BÀI

3.Tập làm văn

Đề 1: Biểu cảm về mái trường thân yêu

a) Mở bài: Giới thiệu về mái trường thân yêu của em và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường

mình.

b) Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

Vẻ đẹp của ngôi trường (tên gọi, sự khang trang, đẹp đẽ về cơ sở vật chất, cảnh quan…)

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

- Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)

- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh

em…)

- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh,

truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Mái trường trong trái tim em: cho em kiến thức bao la, rộng lớn, ngôi nhà thứ hai của em,

vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha; nhen nhóm ước mơ và cho ta hành

trang thực hiện mơ ước..

c) Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi

trường thân yêu; tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

Đề 2: Biểu cảm về một loài hoa mà em thích nhất

a) Mở bài: Giới thiệu về loài hoa mà mình yêu thích nhất.

b) Thân bài:

- Cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của loài hoa ( hình dáng, mùi hương...)

- Biết thông qua những câu chuyện lịch sử về nguồn gốc, văn hóa có liên quan đến loài hoa;

kỷ niệm của bản thân… để nêu cảm xúc về loài hoa em yêu

c) Kết bài: Cảm xúc chung về loài hoa đó.

Đề 3: Biểu cảm về ngôi nhà thân yêu của em.

a) Mở bài: Giới thiệu về ngôi nhà thân yêu của em và tình cảm, gắn bó, tự hào về ngôi nhà.

b) Thân bài: Biểu cảm về ngôi nhà thân yêu qua các khía cạnh như.

Vẻ đẹp của ngôi nhà (vị trí, cảnh quan, những góc yêu thích…)

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi nhà thân yêu (vui, buồn...)

Ngôi nhà trong trái tim em: nơi có ba mẹ thân yêu; bến đỗ bình yên;nhen nhóm ước mơ

và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

c) Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình.

Đề 4: Biểu cảm về tác phẩm “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

a) Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ”Cảnh khuya”

* Nêu được cảm xúc của bản thân ứng với các nội dung của văn bản (Cảnh đẹp đêm trăng

nơi núi rửng Việt Bắc và niềm thao thức vì lo cho dân, cho nước của Bác)

* Nêu những suy nghĩ của bản thân do tác phẩm gợi ra.

- Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,... về tác phẩm thực sự chân thành, sâu sắc

- Biết thông qua các từ, cụm từ, câu thơ, hình ảnh, chi tiết, các thủ pháp nghệ thuật của

tác phẩm để bộc lộ cảm xúc

c) Kết bài: Ấn tượng chung của bản thân về tác phẩm.