PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾ...

Câu 27: Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc

thượng tầng. Vận dụng mối quan hệ này vào việc xây dựng, phát triển cơ sở

hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

* CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của

một hệ thống kinh tế xã hội nhất định. CSHT XH gồm các kiểu quan hệ sau:

- QHSX thống trị

- QHSX tàn dư

- QHSX mầm sống

QHSX thống trị giữ vai trò chủ đạo, chi phối các QHSX khác

* KTTT là toàn bộ các tư tưởng XH, các thiết chế tương ứng với nó và

mối quan hệ nội tại của các yếu tố đó được hình thành trên một CSHT nhất định.

Các thiết chế : các đảng phái, đoàn thể chính trị XH… Nhà nước là thiết chế

quan trọng nhất (Nhà nước của giai cấp thống trị)

1. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: 2 nội dung

- CSHT quyết định KTTT, biểu hiện cụ thể như sau:

+ CSHT nào thì sinh ra KTTT đó.QHSX nào thống trị sẽ tạo ra KTTT

tương ứng. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì sẽ thống trị luôn cả đời sống tinh

thần. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực tư

tưởng và mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng phản ánh mâu thuẫn trong lĩnh vực

kinh tế

+ Khi CSHT có những thay đổi căn bản thì sớm muộn KTTT cũng thay

đổi theo.

+ Khi CSHT cũ mất đi thì KTTT do nó sinh ra cũng mất đi.

+ Khi CSHT mới ra đời thì KTTT phù hợp với nó cũng ra đời theo.

- Sự tác động trở lại của KTTT đến CSHT: quá trình này diễn ra cụ thể

như sau:

+ Chức năng XH của KTTT là duy trì, xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT

sinh ra nó, đồng thời xoá bỏ CSHT & KTTT cũ.

+ Các yếu tố của KTTT đều tác động trở lại CSHT ở những mức độ khác

nhau

+ Nếu KTTT phù hợp với quy luật kinh tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của

CSHT và ngược lại.

2. Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình

xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay.

Nước ta đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: từ xã hội

cộng sản nguyên thủy tiến lên xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến rồi

tiến hóa lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao nhất trong quá

trình tiến hóa này là chủ nghĩa cộng sản. Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng

CNXH theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN. Do đó mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là 1 quá trình đấu

tranh lâu dài giữa cái mới và cái cũ. CNXH đang trong quá trình xây dựng nên

là cái mới còn rất non yếu, muốn xóa bỏ hết tàng dư của xã hội cũ - đại diện cho

cái cũ rất khó bởi nó đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên con đường đi lên CNXH ở

nước ta diễn ra theo các quy luật khách quan của thời đại chứ không phải do ý

muốn chủ quan của con người quyết định nên nó là cái mới nhưng hợp quy luật

nên ngày càng phát triển và ngược lại cái cũ không hợp quy luật sẽ ngày càng

yếu đi.

Đảng ta xác định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ

nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí

thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng

tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản

chủ nghĩa".

Do vậy xây dựng cơ sở hạ tầng theo quan điểm đổi mới của Đảng ta là nhằm tạo

ra một cơ sở hạ tầng mà có nhiều loại quan hệ sản xuất có nhiều hình thức sở

hữu với nhiều thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau nhưng

cùng vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong các thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò

chủ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế khác. Đồng thời

“Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững

chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một

trong những động lực của nền kinh tế”. Trên nền tảng của cơ sở hạ tầng thống

nhất trong đa dạng đã được xác định đó, cần xây dựng một kiến trúc thượng tầng

tương ứng để đảm bảo sự tác động của kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng,

Đảng ta xác định bản chất hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ là:

Mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo

duy nhất, "Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách

mạng", làm cho "chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ

đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân".

Các bộ phận trong hệ thống chính trị - xã hội (Nhà nước, các tổ chức tôn giáo,

các đoàn thể quần chúng...) có nhiệm vụ, chức năng riêng, có phương thức hoạt

động riêng, song phải nhằm mục tiêu chung là: "phát huy sức mạnh tổng hợp

của toàn dân tộc, giữ vững độc lập, thống nhất tổ quốc...vì mục tiêu dân giàu

nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã

hội".

Hoặc Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này vào quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay:

Nhà nước với tư cách là một yếu tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng,

luôn có tác động toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội; không

ngừng đổi moi hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì

dân, nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc; phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhằm

không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa

cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành

phần trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành phần

kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tính chất

đan xen quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa làm cho nền kinh tế sôi động,

phong phú, vừa mang tính chất phức tạp trong quá trình thực hiện định hướng xã

hội chủ nghĩa. Đây là một kết cấu kinh tế năng động, phong phú, được phản

chiếu lên kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc

thượng tầng cũng phải được đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Như

vậy kiến trúc thượng tầng mới có sức mạnh đáp ứng kịp thời đòi hỏi của cơ sở

hạ tầng.

Tuy nhiên, việc đổi mới cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là việc

rất phức tạp. Điều quan trọng trước hết là cần sớm hình thành và thống nhất

những quan điểm xử lý thiết yếu: Thứ nhất, cần một phương pháp tiếp cận vấn

đề một cách cụ thể không làm theo cách “cháy đâu chữa đấy” từ đó tìm ra

nguyên nhân chủ yếu của vấn đề để đưa ra những luận chứng có tính khả thi;

Thứ hai, cần theo dõi chặt chẽ, khai thác sàng lọc và xử lý các loại tín hiệu của

nền kinh tế một cách kịp thời trên cơ sở chủ chương chính sách thích hợp

khuyến khích các hoạt động kinh tế lành mạnh đồng thời phải xây dựng một cơ

chế điều hành kinh tế cho phép thâu lượm đánh giá, xử lý kịp thời mọi tín hiệu

kinh tế trong phạm vi cả nước; Thứ ba, hoàn thiện các thủ tục tài chính, tăng

cường kỷ cương pháp luật trong điều hành tài chính quốc gia từ trung ương đến

từng người sản xuất.