CÂU 30. PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH...

2) Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. a) Cơ sở hạ tầng(hạ tầng các mối quan hệ vật chất, kinh tế) là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo nên cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Các yếu tố của cơ sở hạ tầng. Các yếu tố cơ bản của một cơ sở hạ tầng cụ thể gồm +) Quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất trước đó. +) Quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất đang tồn tại chủ đạo. +) Quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất tương lai. +) Những kiểu quan hệ kinh tế khác. Trong một cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất thì quan hệ sản xuất đang thống trị trong xã hội đó giữ vai trò chủ đạo, chi phối các kiểu quan hệ sản xuất khác và các thành phần kinh tế bởi nó quy định tính chất của cơ sở hạ tầng. Sự đối kháng giai cấp và tính chất của sự đối kháng đó bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng. Các yếu tố của cơ sở hạ tầng- hệ thống các quan hệ sản xuất của một phương thức sản xuất nhất định- một mặt, trong quan hệ đối với lực lượng sản xuất, giữ vai trò là hình thức kinh tế cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất đang tồn tại; mặt khác- trong quan hệ đối với các quan hệ chính trị-xã hội, giữ vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế- cơ sở cho sự thiết lập kiến trúc thượng tầng của xã hội.b) Kiến trúc thượng tầng (thượng tầng các mối quan hệ tư tưởng, chính trị) là +) toàn bộ những quan điểm xã hội (chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học v.v) với +) những thiết chế tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội v.v) và +) những mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố đó của kiến trúc thượng tầng. “Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hạ tầng hiện thực đó”. Các yếu tố cơ bản của một kiến trúc thượng tầng gồm +) những quan điểm xã hội và thiết chế tương ứng của giai cấp đang thống trị. +) tàn dư những quan điểm xã hội của xã hội trước. +) quan điểm và tổ chức xã hội của các giai cấp mới ra đời. 4) quan điểm và tổ chức xã hội của các tầng lớp trung gian. Trong đó, những quan điểm xã hội và thiết chế tương ứng của giai cấp đang thống trị quy định tính chất kiến trúc thượng tầng. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp là nhà nước; công cụ vật chất cụ thể của giai cấp thống trị về mặt kinh tế, chính trị và pháp luật. Nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới được truyền bá và thống trị được đời sống xã hội. Giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế và nắm chính quyền nhà nước thì hệ tư tưởng và các thể chế giai cấp đó cũng giữ địa vị thống trị trong xã hội.