NHẮC LẠI THẦY VỪA NÓI GÌ

3. Bạn bình tĩnh nhìn thẳng vào em học sinh và yêu cầu em nhắc lại vấn đềbạn đang giảng. Nếu em tỏ ra lúng túng và không trả lời được thì bạn phảicó sự nhắc nhở thật nghiêm khắc.**************Sự bướng bỉnh, “láu cá” của học sinh đôi khi đẩy giáo viên vào những tìnhhuống “dở khóc dở cười”. Trong những tình thế đó nếu bạn không thực sựnhanh trí, thông minh thì khó có thể xử lý một cách thành công.Hiện tượng học sinh trong lớp không chú ý nghe giảng, lại trêu chọc bạn khônglấy gì làm lạ, nhất là bạn lại đang dạy ở một lớp có nhân vật “thầy cô nào cũngbiết tiếng”. Một số giáo viên do đã quá quen với chuyện đó, vả lại cũng khôngmuốn phải trực tiếp đối mặt với những học sinh cá biệt ấy nên cũng đành “làmngơ”.Nhưng là một giáo viên nghiêm khắc bạn không thể chấp nhận được chuyện đó.Việc làm của bạn là cần thiết để duy trì kỷ cương lớp học đồng thời đảm bảoquyền lợi của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp, vì sự quậy phátrêu chọc của em học sinh đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các bạnkhác và không coi trọng sự có mặt của giáo viên.Không ngờ một giáo viên nghiêm khắc như bạn cũng có lúc bị học sinh “giỡnmặt”. Bạn yêu cầu học sinh đứng dậy nhắc lại lời bạn nói là hành động nhắcnhở thái độ thiếu tập trung của em đó, vì bạn biết chắc rằng có hỏi em đó cũngkhông nói được. Chắc chắn bạn chờ đợi một sự ấp úng từ học sinh và chuẩn bịmột “bài” cảnh cáo. Nhưng không ngờ một “sơ hở” trong câu nói của bạn đã bịhọc sinh đó “tận dụng” tạo ra một đòn “phản bác”. Quả thật phải thừa nhận làcâu trả lời của cậu học sinh đó không sai, nhưng đó không phải là điều bạn cầnhỏi. Và bạn sẽ tức giận đuổi học sinh ra khỏi lớp vì thái độ vô lễ? Nhưng bạnnên nhớ rằng đây là một học sinh bướng bỉnh và giỏi lý sự nên sẽ không dễdàng “đầu hàng”, chắc chắn sẽ tiếp tục “đấu tay đôi” với bạn chứ nhất địnhkhông chịu thi hành. Lúc đó bạn sẽ phải xử lý ra sao? Sự nóng vội đã đẩy bạnlấn sâu vào tình thế khó xử.Bình tĩnh một chút bạn sẽ nhận ngay ra rằng đó chỉ là sự chống chế và láu cácủa học sinh. Và phải công nhận là lập luận của cậu học sinh này cũng khôngphải không có lý. Nhưng “cái lý” của cậu ta bạn lại bám vào chính sơ hở trongcâu nói của bạn. Chính vì vậy tốt nhất trong lúc này bạn không nên để câuchuyện chấm dứt ở đó mà tiếp tục phải “làm ra nhẽ”. Bạn phải tự trấn an mìnhtrước tiếng cười của học sinh và “vẻ đắc thắng” của cậu học sinh đó. Sau đóbạn tìm cách khắc phục sơ hở của mình bằng cách đặt lại một câu hỏi khác, rõràng và chính xác hơn: “Em nhắc lại thầy vừa giảng về phần gì?”. Chắc chắnem học sinh đó sẽ không còn cách nào để chống chế, và tùy tình hình cụ thể màbạn quyết định cách xử lý phù hợp. Nhưng dù biện pháp nào thì bạn phải tỏ rahết sức nghiêm khắc để chấn chỉnh ngay hiện tượng học sinh thiếu lễ độ vớigiáo viên lại hay chống chế và lý sự “cùn”.