NGHI NGỜ HỌC SINH NGHIỆN MA TÚY.TRONG GIỜ DẠY, THẦY GIÁO MÔN TOÁN PHÁT...

3. Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi vàđộng viên em chú ý đến bài giảng. Sau đó vẫn tiếp tục chú ý đến học sinh đó,nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên thì phải có cách xử lý kiên quyếthơn.*******Đây là một tình huống không chỉ liên quan đến thái độ học tập mà còn là tươnglai của học sinh. Chính vì vậy dù với bất cứ lý do gì bạn cũng không thể bỏ quanhư không có chuyện gì xảy ra (theo cách xử lý 2).Nhưng phải ứng xử theo cách nào thì không phải lúc nào chúng ta cũng tìmđược cách giải quyết hợp lý.Trong khi chưa kịp tìm hiểu xem nguyên nhân của hiện tượng uể oải của họcsinh trong giờ học thế nào mà bạn đã “chấn chỉnh” một cách gay gắt (cách xửlý 1) là quá nóng vội và thiếu khách quan.Trên thực tế có rất nhiều lý do khiến các em có biểu hiện không tập trong tronggiờ học. Có thể là do giờ học trước các em đã quá căng thẳng do khối lượngkiến thức nặng nề hoặc phải chịu một áp lực tâm lý nào đó. Cũng có thể do bàigiảng của bạn hôm nay thiếu hấp dẫn vì kiến thức khô khan, khó hiểu màphương pháp của cô lại chưa phù hợp để lôi cuốn các em.Do đó, nếu bạn tỏ thái độ bực tức rồi phê bình em đó trước cả lớp là điều thậtsai lầm (mặc dù ở vị trí người thầy giáo, việc học sinh không chú ý nghe giảngcó thể làm bạn khó chịu). Hành động như vậy, bạn không những không cảithiện được tình hình mà trái lại còn khiến cho không khí lớp học căng thẳng,nặng nề, giờ học không thể đạt kết quả cao.Còn nếu bạn cố tình bỏ qua việc này trong khi đã “nghi ngờ” là em đó “có thểbị nghiện ma túy” (một tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạngvà cướp đi tương lai của học sinh) thì quả thật bạn đã trở thành người quá vôtrách nhiệm và có phần nhẫn tâm. Tất nhiên công việc chính của bạn khi lênlớp là truyền thụ kiến thức cho học sinh, nhưng ngoài ra, nghề nghiệp còn đòihỏi ở bạn sự quan tâm chăm sóc của người cha, người mẹ dành cho con cái.Trạng thái tinh thần của học sinh trong khi học là điều bạn cần thường xuyênquan tâm nếu muốn học sinh của mình học tập tốt.Việc cần làm lúc này là bạn nên dừng bài giảng một chút, nhẹ nhàng ân cần hỏihan các em để tìm hiểu nguyên nhân. Bạn có thể nói: “Các giờ học trước, côthấy lớp mình rất sôi nổi học bài. Cô rất thích không khí ấy. Vậy mà hôm naycô nhận thấy hình như em có vẻ không tập trung. Em có thể cho cô biết lý dođược không?”Sau đó bạn cố gắng động viên học sinh tiếp tục tập trung vào bài học, và bạnnhanh chóng quay lại bài giảng của mình. Trong khi giảng bạn cũng nên để ýthường xuyên đến trạng thái tinh thần của em đó. Nếu thấy em vẫn uể oải vàmệt mỏi thì cuối giờ bạn nên gặp lại em và tìm cách trao đổi thẳng thắn. Nhưngtrong khi tâm sự với em học sinh đó bạn cần có thái độ nhẹ nhàng, tế nhị vì đâylà một vấn đề rất nghiêm trọng nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể nhậnđược câu trả lời chính xác.Hãy nhớ rằng sự quan tâm kịp thời của bạn đến việc học tập, đời sống tâm hồncủa học sinh đôi khi có thể cứu chúng khỏi những sai lầm vô cùng nghiêmtrọng.