12/2007, CON SỐ NÀY TĂNG 1.056 TỈ ĐỒNG NHƯNG XÉT VỀ TỈ TRỌNG TRONG...
31/12/2007, con số này tăng 1.056 tỉ đồng nhưng xét về tỉ trọng trong tổng dư nợ lại giảm 1,03%. Tính trung bình mức dư nợ vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạt khoảng 921.000 đồng/người – một con số thấp hơn nhiều so với tiềm năng thị trường của đất nước có 86,5 triệu dân và có mức tăng trưởng kinh tế vào hạng cao như Việt Nam.Cho vay tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho các tổ chức tín dụng. Hầu hết tổ chức tín dụng đều đã tiến hành cho vay tiêu dùng từ 10 năm nay, nhưng thị trường này chỉ thật sự sôi động trong khoảng 2 năm trở lại đây, khi có sự tham gia của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính nước ngoài.Nó chứng tỏ phần lớn người VN không có quan hệ với NH, nó cũng chứng tỏ hệ thống thanh toán món nhỏ, lẻ còn rất sơ khai và chi trả tiền mặt của dân cư là rất lớn kể cả tiền điện, nước, điện thoại, học hành, chữa bệnh và cuối cùng nó cũng cho thấy tiềm năng về phát triển NH bán lẻ và dịch vụ thanh toán là rất lớn ở VN.Các hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay theo hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay bằng hình thức thấu chi tài khoản qua thẻ tín dụng… với lãi suất cho vay 0%, cho vay mua nhà với giá trị lên đến 100%.Tuy nhiên, hoạt động cho vay tiêu dùng của khối ngân hàng thương mại đã phải ngừng lại khoảng giữa đầu năm nay, vì lý do lạm phát, hạn mức tín dụng 30% và vì thiếu thông tin về… khách hàng. Thiếu các trung tâm thông tin dữ liệu khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa khi Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) mới chỉ cung cấp thông tin về doanh nghiệp, khiến ngân hàng không có cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng cá nhân vay vốn của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh giảm phát, giá cả các mặt hàng được kiềm chế ở mức tối đa, sức mua của người dân cũng suy giảm và đặc biệt, quy định về mức tăng trưởng tín dụng 30% của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một khoảng cách khá xa, khối ngân hàng thương mại cổ phần đã chú tâm trở lại với hoạt động cho vay tiêu dùng. b) Cho vay doanh nghiệpCác ngân hàng hiện đang muốn đẩy mạnh việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua nhiều ưu đãi về tín dụng lẫn lãi suất dành cho khối khách hàng được xem là tiềm năng này.Cuối tuần trước, các ngân hàng quốc doanh đã lần lượt công bố hạ lãi suất cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp thì đầu tuần này, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng thông báo hạ lãi suất và đưa nhiều chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.Tuy là ngân hàng mới trong khối ngân hàng, nhưng Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đã công bố sẽ giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp xuống còn 18% bắt đầu từ ngày 1-10. Bên cạnh việc giảm lãi suất, ngân hàng đang xây dựng đề án ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng cổ phần thân thiết với đối tượng khách hàng này. Hiện, tổng dư nợ của LienVietBank là 2.000 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 50%.Cũng trong ngày 1-10, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng cho biết sẽ thực hiện tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi 17,5% cho đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây được xem là mức lãi suất cho vay thấp nhấp trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, bằng mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), bắt đầu áp dụng từ hôm nay.Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện cũng là đối tượng khách hàng được quan tâm của những ngân hàng nước ngoài.Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa cho ra đời sản phẩm ngân hàng trọn gói dành riêng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với lý do đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà họ muốn tập trung phát triển trong thời gian tới.* Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏTheo Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một trong những đối tượng được ngân hàng chú trọng đầu tư vốn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là DNNVV trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, đang có 50% trong tổng số DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng và tỷ trọng vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này chiếm 45,31% trong tổng nguồn vốn hoạt động của họ. Để DNNVV phát triển và tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, từ cuối năm 2007 đến nay, trong bối cảnh cả nước thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngành ngân hàng đã có những chỉ đạo cụ thể, linh hoạt trong hoạt động tín dụng; thực hiện điều chỉnh cơ cấu tín dụng, giảm tín dụng đầu tư trong lĩnh vực phi sản xuất để tăng tín dụng đầu tư cho lĩnh vực trực tiếp sản xuất.Trong 7 tháng của năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với DNNVV là 289.100 tỷ đồng, trong đó, khối NHTM Nhà nước chiếm 47,7%, khối NHTM cổ phần chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 2,5%. Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/7/2008 của các ngân hàng thương mại đạt