3 NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢBẢNG 20

4.2.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ

Bảng 20: Nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2005 – 2007

CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2005 2006 2007

Tổng nợ xấu Triệu đồng 1.227 1.115 4.053

Tổng dư nợ Triệu đồng 219.543 255.431 313.685

Σ Nợ xấu/Σ Dư

nợ % 0,56 0,44 1,29

(Nguồn: Phòng tín dụng NHN

O

& PTNT huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp)

Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Chỉ số

này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt, nó đo

lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp cũng

có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại chỉ số này

cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Qua 3 năm hoạt động ta thấy tỷ lệ nợ xấu

của Ngân hàng biến động không đều, mặc dù không vượt quá mức cho phép của

Ngân hàng Trung ương là 5% nhưng trong những năm tiếp theo Ngân hàng cần

phải quản lý tỷ lệ nợ xấu chặt chẽ hơn để tăng vòng quay vốn tín dụng nhằm tăng

lợi nhuận cho Ngân hàng.

Tóm lại: trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng vậy mục tiêu cuối

cùng của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Nhưng

giữa lợi nhuận và rủi ro luôn có sự song hành lẫn nhau, lợi nhuận càng nhiều thì

kéo theo đó rủi ro là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Do đó, chi phí cơ hội

của việc tạo ra lợi nhuận và rủi ro phải gánh chịu luôn được các nhà lãnh đạo

quan tâm trong mọi chiến lược kinh doanh. Riêng đối với hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro thường xuyên phát sinh và ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng và có thể nói tín dụng là hoạt

động hàng đầu quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng. Do đó, nhiệm vụ bảo

toàn vốn cho vay cả lãi và gốc là một vấn đề cần được quan tâm, xem xét tại mỗi

Ngân hàng.

Nhìn chung hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005-

2007 đều mang lại lợi nhuân và luôn tăng nhưng Ngân hàng đã chịu không ít khó

khăn và những hạn chế cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả khinh doanh

của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện. Cụ thể như sau:

Món vay của hộ nông dân thường nhỏ làm cho đồng vốn bị manh mún và

trãi dài trên địa bạn rộng, việc đi lại khó khăn dẫn đến chi phí của việc giải ngân

và thu hồi nợ cao. Đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đồi hỏi phải có nguồn vốn

lớn nhưng tỷ lệ sinh lời thấp và vòng quay vốn chậm, chứa đựng rủi ro cao.

Phụ thuộc lớn vào nhân tố khách quan như thời tiết, bệnh dịch, giá cả,…

ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mặc dù Ngân hàng có sự đầu tư

vốn đúng hướng nhưng công tác thu nợ còn nhiều hạn chế cụ thể là vong quay

vốn tín dụng còn chậm, vốn vay từ cấp trên trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm tỷ

trọng cao,vốn huy động tại chỗ còn hạn chế.