994 TRIỆU ĐỒNG VỚI TỐC ĐỘ TĂNG 20,67% SO VỚI NĂM 2005 VÀ ĐẠT 262

44.994 triệu đồng với tốc độ tăng 20,67% so với năm 2005 và đạt 262.713 triệu

đồng. Ta thấy tình hình dư nợ đối với hộ kinh doanh tăng trưởng nhanh luôn

chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Nguyên nhân là những

hộ sản xuất kinh doanh hiếm khi trả nợ trước hạn, nếu có trả trước hạn cũng là do

nhu cầu vốn kinh doanh của họ tăng lên nên tiến hành trả trước hạn với mục đích

vay lại số vốn lớn hơn nên dư nợ ở đối tượng này luôn ở mức cao. Hơn nữa một

số hộ chăn nuôi và trồng trọt trong năm gặp một số khó khăn về vấn đề dịch

bệnh, thời tiết không thuận lợi, giá cả thị trường không ổn định,… nên việc trả nợ

cho Ngân hàng còn chậm và đã xin gia hạn nợ nên làm cho dư nợ tăng cao.

Dư nợ cho vay khác cũng biến động không đều qua 3 năm 2005-2007.

Năm 2005, dư nợ khác chiếm 40.193 triệu đồng trong tổng dư nợ của năm. Sang

năm 2006 dư nợ khác lại giảm xuống còn 37.652 triệu đồng tức giảm 2.541 triệu

đồng (6,32%) so với năm 2005. Dư nợ khác giảm là do tốc độ tăng của doanh số

thu nợ (26,30%) ở các đối tượng này tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số

cho vay (2,10%). Bước qua năm 2007, dư nợ khác biến động tăng lên 50.262

triệu đồng, tốc độ tăng 33,49% tăng thêm 12.610 triệu đồng so với năm 2006.

Nguyên nhân do có các khoản tiền vay của kỳ trước chưa đến hạn chuyển sang,

một phần là do nhu cầu vốn vay của đối tượng này tăng lên nên làm cho dư nợ

tăng lên.

Chỉ tiêu dư nợ đã phần nào phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng

tín dụng của Ngân hàng qua các năm. Nó cho thấy khuynh hướng đầu tư tín dụng

và công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Mặc dù xu hướng của

ngân hàng là tập trung tỷ trọng lớn vốn cho đối tượng hộ sản xuất kinh doanh

nhưng Ngân hàng cũng đã có chính sách tín dụng đối với thành phần là các hợp

tác xã, đối tượng khác với tỷ lệ nhỏ hơn tuỳ theo tình hình mỗi năm cũng như

chính sách tín dụng được ngân hàng cấp trên, giám đốc yêu cầu.