20062005 2006 2007 SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %HỢP TÁC XÃ 0 0 710 0 - 710 -HỘ SXKD 248

2007/2006

2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

Hợp tác xã 0 0 710 0 - 710 -

Hộ SXKD 248.753 303.436 331.065 54.683 21,98 27.629 9,11

Khác 24.969 25.470 40.530 501 2,01 15.060 59,13

Tổng DSCV 273.722 328.906 372.305 55.184 20,16 43.399 13,19

(Nguồn: Phòng tín dụng NHN

O

& PTNT huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp)

Biểu đồ 4: Tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 -2007

Tình hình tín dụng NHN

O

& PTNT huyện Thanh Bình xét theo thành phần

kinh tế thì thực hiện cho vay chủ yếu trên 3 nhóm đó là hợp tác xã, hộ sản xuất

kinh doanh và cho vay khác. Trong đó chủ yếu là cho vay hộ sản xuất kinh doanh

và luôn chiếm tỷ trọng cao bao gồm kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy

sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ , tiếp theo là cho vay khác cũng

chiếm tỷ trọng khá cao bao gồm cho vay để phục vụ đời sống cán bộ công nhân

viên, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay xây dựng sửa chữa nhà, mua máy cày,

mua xe trả góp và cho vay phục vụ cho tiêu dùng.

Qua số liệu phân tích ở bảng 5 ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh

liên tục tăng qua 3 năm 2005-2007. Tốc độ tăng doanh số cho vay ngày càng

nhanh là vì nhu cầu vốn để sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ

công nghiệp ngày càng tăng lên. Đặc biệt là vùng 5 xã Cù Lao Tây nằm ven sông

Tiền quanh năm được phù sa bồi đắp nên đất đai phần lớn màu mở, thuận lợi cho

việc đa dạng hóa cây trồng và nuôi trồng thủy sản. Việc chăn nuôi gia súc, gia

cầm trong những năm qua gặp phải những khó khăn về dịch cúm, dịch lở mòm

lông móng,… đã gây nhiều thiệt hại cho người nông dân nên họ đã chuyển sang

chăn nuôi cá tra, cá lóc, cá mè vinh,… đây là một tiềm năng lớn mà gần đây

người nông dân đã khai thác và phát triển. Điều này đã làm cho doanh số cho vay

đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2007 với tốc

độ tăng khá cao. Cụ thể, năm 2005 đạt 248.753 triệu đồng thì sang năm 2006

tăng thêm 54.683 triệu đồng tức tăng 21,98% so với năm 2005 và đạt 303.436

triệu đồng mức tăng này vẫn được tiếp tục cho đến năm 2007 đạt 331.065 triệu

đồng, còn lại là cho vay khác đạt 25.470 triệu đồng tăng 501 triệu đồng mức tăng

này không cao chỉ tăng với tốc độ 2,01% so với năm 2005. Thêm vào đó hộ sản

xuất kinh doanh là khách hàng truyền thống gắng bó với Ngân hàng vì thế mà

Ngân hàng luôn tăng cường đầu tư mở rộng và đa dạng sản phẩm tín dụng đối

với hộ sản xuất kinh doanh.

Bước sang năm 2007, cho vay khác lại đột biến tăng với số tiền là 40.534

triệu đồng, tốc độ tăng 59,13% tức tăng 43.399 triệu đồng so với năm 2006.

Nguyên nhân là do một số lượng lao động tại địa phương muốn kiếm thêm thu

nhập phụ giúp kinh tế gia đình nên đã đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài nên

nhu cầu vốn trong lĩnh vực này tăng lên kéo theo cho vay khác của Ngân hàng

tăng theo. Ta cũng dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay đối với hợp tác xã trong

2 năm 2005 và 2006 không phát sinh là do số lượng hợp tác xã trong huyện còn

rất ít chưa phát triển mạnh vả lại nhu cầu vốn của họ là trung hạn cộng thêm hạn

mức tín dụng cao nên khả năng đáp ứng còn thấp. Nhưng trong năm 2007 cho

vay đối tượng này lại phát sinh với số tiền là 710 triệu đồng nguyên nhân là để

tạo thêm cơ hội cho huyện phát triển theo xu hướng phát triển của Tỉnh và cũng

là tạo cơ hội cho khách hàng trong việc thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh vì đó

cũng là tạo thêm cơ hội kinh doanh cho Ngân hàng.

Nhìn chung hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm khá tốt, Ngân

hàng đã mở rộng quy mô tín dụng đến tất cả các thành phần kinh tế làm cho

doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng trong những năm vừa qua và có xu

hướng tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Ngân hàng đã mở rộng cho vay

và đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đổi mới kinh tế, cơ cấu cho

vay, đầu tư được đổi mới và chuyển dịch theo hướng: mở rộng cho vay đầu tư

sản xuất và trung hạn; cơ cấu tín dụng phù hợp với phương hướng chiến lược và

phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đồng thời hướng người sản xuất

kinh doanh theo một cơ cấu vừa có lợi cho họ vừa có lợi cho nền kinh tế xã hội,

cho địa phương thông qua công cụ điều tiết như cho vay ưu đãi, khoanh nợ, giản

nợ, xử lý xóa nợ,… cho vay theo từng đối tượng nhất định và tỷ lệ cho vay giữa

các ngành nghề thay đổi theo nhu cầu của từng đối tượng cụ thể. Nhiệm vụ chủ

yếu của Ngân hàng nông nghiệp là phục vụ việc phát triển kinh tế nông nghiệp

và kinh tế xã hội nông thôn, do đó muốn công tác đầu tư tín dụng có hiệu quả cao

cần phải thường xuyên bám sát các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng

và Nhà nước, đặc biệt là các chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

thôn để từ đó Ngân hàng xác định rõ trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư cho phù

hợp. Là một Ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn một huyện kinh tế

nông thôn có thu nhập hàng năm từ các ngành nông, ngư, lâm nghiệp, chiếm tỷ

trọng lớn trong toàn huyện mà phần đóng góp chủ yếu là từ kinh tế sản xuất.

Xuất phát từ những điểm đó NHN

O

& PTNT huyện Thanh Bình đã xác định mục

tiêu chiến lược, hướng đầu tư chủ yếu phục vụ kinh tế hộ sản xuất phát triển.