20062005 2006 2007 SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %NGẮN HẠN 555 412 3

2007/2006

2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 555 412 3.522 -143 -25,76 3.110 754,85

Trung hạn 672 704 531 32 4,76 -173 -24,57

Tổng nợ xấu 1.227 1.116 4.053 -111 -9,05 2.937 263,17

(Nguồn: Phòng tín dụng NHN

O

& PTNT huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp)

Quạn sát số liệu ở bẳng trên ta thấy tình hình nợ xấu theo thời hạn của

Ngân hàng có nhiều biến động không theo một chiều tăng hay giảm mà có sự

giảm xuống rồi sau đó tăng lên. Cụ thể, năm 2005 nợ xấu của Ngân hàng là 1.227

triệu đồng giảm xuống còn 1.116 triệu đồng vào năm 2006 tức giảm 111 triệu

đồng, tốc độ giảm 9,05% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong từng năm

Ngân hàng đều trích các khoản dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng (các khoản dự

phòng phải thu khó đòi) và các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch

toán nội bảng đem ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện

pháp để thu hồi nợ triệt để hơn và điều này đã góp phần tác động trực tiếp đến

công tác quản lý, nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro, xử lý kịp thời những

tổn thất có thể xảy ra từ hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Bước sang năm 2007,

tình hình nợ xấu có sự tăng lên và tốc độ tăng khá cao, tăng 263,17% tức tăng

thêm 2.937 triệu đồng so với năm 2006 với số tiền là 4.053 triệu đồng. Nguyên

nhân là do dư nợ tăng nhưng nguồn nhân lực không tăng mà còn giảm 2 biên

chế, có đến 3 cán bộ tín dụng phải phụ trách 2 xã nên vào thời gian cao điểm của

mùa vụ ( đông xuân và hè thu) với khoản thời gian ngắn mà phải tiến hành thẩm

định nhu cầu vốn vay và giải ngân (trung bình có 1.206 khách hàng / cán bộ tín

dung) nên một số cán bộ tín dụng thẩm định còn sơ sài, thiếu chặt chẽ do đó ảnh

hưởng đến chất lượng tín dụng.

Qua 3 năm hoạt động nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng cũng có sự biến

động. Năm 2005, nợ xấu ngắn hạn là 555 triệu đồng sang năm 2006 giảm xuống

còn 412 triệu đồng tức giảm 143 triệu đồng (25,76%) so với năm 2005 cho thấy

việc thu nợ của cán bộ tín dụng trong năm đạt kết quả tốt, hơn nữa khách hàng đa

phần kinh doanh theo thời vụ, thời gian ngắn, đồng vốn luân chuyển nhanh quan

hệ tín dụng tốt đối với Ngân hàng không có tình trạng chay ỳ không muốn trả nợ.

Bước sang năm 2007, nợ xấu ngắn hạn lại tăng lên với số tiền 3.522 triệu đồng,

tăng thêm 3.110 triệu đồng tức tăng 754,85% so với năm 2006. Nguyên nhân là

do sự tăng lên của nợ xấu xuất khẩu lao động chiếm đến 46% trong tổng nợ xấu

của đơn vị.

Cho vay trung hạn luôn chứa đựng rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn. Ta

thấy nợ xấu trung hạn trong năm 2005 là 672 triệu đồng cao hơn nợ xấu ngắn

hạn, nguyên nhân là do cho vay trung hạn có thời hạn dài nên số nợ đến hạn tuy

không nhiều nhưng khoản vay tương đối lớn cộng thêm công tác thu nợ của

Ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì một số hộ mới bắt đầu kinh doanh chua có

kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế thấp ảnh hưởng đến việc trả nợ. Điều này cho thấy

chất lượng tín dụng trung hạn đạt hiệu quả thấp hơn tín dụng ngắn hạn. Chúng ta

đều biết, các khoản vay trung hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì có thời hạn tương

đối dài nên việc kiểm tra sau khi cho vay phải tiến hành nhiều lần và trong thời

gian tới những món nợ này sẽ đáo hạn nhiều, phát sinh nhiều nợ quá hạn đó cũng

là lý do làm cho nợ xấu trung hạn trong năm 2006 tăng lên 704 triệu đồng tức

tăng 32 triệu đồng (4,76%) so với năm 2005. Nhận thấy được đều này, Ngân

hàng đã tập trung đầu tư vào cho vay ngắn hạn giảm tỷ trọng cho vay trung hạn

đồng thời đẩy mạnh công tác thu nợ và xử lý nợ rủi ro nên nợ xấu ngắn hạn trong

năm 2007 giảm xuống còn 531 triệu đồng, giảm 173 triệu đồng (24,57%) so với

năm 2006.

Tóm lại, tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2005-

2007 là không ổn định. Nợ xấu ngắn hạn có chiều hướng tăng và có tỷ trọng cao

hơn nợ xấu trung hạn đặc biệt là năm 2007 điều này nói lên hoạt động tín dụng

ngắn hạn đã mang lại hiệu quả không cao mặc dù vẫn có lợi nhuận trong kinh

doanh vì vậy trong tương lai Ngân hàng cần kiểm sót chặt chẽ hơn nữa khi quyết

định cho vay để kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó cho vay trung hạn tiềm ẩn

nhiều rủi ro, nợ xấu lại chiếm tỷ trọng cao cho thấy Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó

khăn cho hoạt động tín dụng của mình trong trung hạn. Do đó, Ngân hàng cần

quan tâm nhiều hơn nữa khi xem xét cho vay, thường xuyên kiểm tra quá trình sử

dụng vốn của khách hàng để có kế hoạch xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề.