472 TỶ ĐỒNG (CHIẾM 27,3% TỔNG DƯ NỢ CHO VAY NỀN KINH TẾ), TĂNG 16,...

299.472 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế), tăng 16,65% so với 31/12/2007 và tăng 70,5% so với 31/12/2006. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, dư nợ chiếm 5,1% trên tổng dư nợ, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,51%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ 56,39% . Đi đầu trong việc cho vay các DNNVV là các NHTM Nhà nước, chiếm tỷ trọng 56,98% toàn ngành; tiếp đến là các NHTM cổ phần. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, 23% trong số các DNNVV có quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại hiện đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73,2% hoạt động trung bình và 3,8% gặp khó khăn; trong đó chỉ có 1,42% có khả năng mất vốn. Tỉ lệ nợ xấu cho vay DN nhỏ và vừa của toàn hệ thống theo số liệu mới nhất chiếm 3,64% (10.886 tỉ đồng) và tăng khoảng 1% so với năm 2007. Trong đó tỉ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại nhà nước lên tới 4,59%, ngân hàng thương mại cổ phần là 2,44%, ngân hàng liên doanh và nước ngoài 1,45%.* Tình hình cho vay chứng khoán hiện nay của các tổ chức tín dụngDư nợ cho vay chứng khoánDưới đây là tín hiệu lạc quan cho thị trường chứng khoán: Dư nợ cho vay kinh doanh CK được phép đến 20%. Theo TPO, ngày 29/1/2008, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho vay kinh doanh CK theo hướng không áp dụng cứng nhắc tỷ lệ 3% trên tổng dư nợ như trước, thay vào đó sẽ kiểm soát thông qua áp dụng hệ số rủi ro và tính hạn mức trên vốn điều lệ.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khoán làm cơ sở cho việc thanh tra, giám sát hoạt động cho vay, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của NHNN, nhất là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5%, thực hiện hạch toán thống kê chính xác, báo cáo các khoản cho vay để phục vụ quản trị kinh doanh nội bộ và giám sát của NHNN.Hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán được áp dụng khoảng 200-250% để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu, cao hơn mức quy định hiện nay (150%).Mức dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán tương ứng khoảng 15-20% so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. NHNN khẳng định cơ chế cho vay này giúp các NH cổ phần có dư nợ cho vay ở mức thấp so với vốn điều lệ vẫn có thể tiếp tục cho vay.Trước tình hình khủng hoảng tài chính ở Mỹ trong giai đoạn hiện nay đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra chỉ thị số 05/2008/CT- NHNN. Theo chỉ thị, để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện ngay các biện pháp cơ bản như :Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; trong đó, tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối tượng vay vốn; tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia, các nhu cầu vốn sản xuất -có hiệu quả, chú trọng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các khoản vay đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối vốn của các TCTD

C.KẾT LUẬN

Nhìn chung, bên cạnh những mặt tích cực trong pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, thì vẫn còn tồn tại những hạn chế (như đã phân tích ở các nội dung trên) có thể gây ra những rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật để đảm bảo an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng, nói rộng ra là sự an toàn cho hệ thống tài chính nước nhà. Trước những biến động của nền tài chính thế giới ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tài chính trong nước và sự điều chỉnh liên tục mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước sẽ ảnh hưởng mạnh đến chính sách cho vay của các tổ chức tín dụng thì pháp luật điều chỉnh hoạt động hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng cần thiết phải hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.