SO SÁNH - ĐỊNH NGHĨA

5.so sánh

- Định nghĩa: So sánh: Đối chiếu hai (hoặc hơn hai) sự vật có liên quan với nhau theo

những tiêu chuẩn nhất định, nhằm xác định sự giống nhau, khác nhau và các mối liên hệ

giữa chúng, từ đó hình thành nhận thức về sự vật.

Có hai kiểu so sánh là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

. -Nhận diện :

So sánh tương đồng:có sự so sánh tương tự nhau

. So sánh tương phản: có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng.

VD:1

Ngày trước ông cha ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Cụ Nguyễn Bá Học, một

người ngại núi e sông”. Sau này vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng

Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài

thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Câu thơ thể

hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho

mỗi chúng ta.( tương đồng)

(Lê Bá Hân)

VD:2

Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để thành tài, có tri thức hơn

người khác mà không hề nghĩ tới việc rèn luyệnđạo đức, lễ nghĩa, vốn là giá trị cao quí nhất

trong các giá trị của loài người. Những người luôn hợm mình, tự cao tự đại, nhiều khi trở

thành những kẻ có hại cho xã hội. Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời

dạy của người xưa: “Tiên học lễ, hậu học văn”( tương phản)

ÔN TẬP CÁC THỂ THƠ