TIÊU HOÁ THỨC ĂN (MỨC ĐỘ TÍCH HỢP

2. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG 1 Thực hiện và thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và dạ dày a). Mục tiêu: Học sinh nói về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. b) Cách tiến hành: Bước 1: Thực hành cá nhân: Giáo viên phát cho học sinh hoặc học sinh tự chuẩn bị cơm nguội. Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong miệng. Sau đó, mô tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị của thức ăn.(Có thể thực hiện ở nhà). 99 Bước 2: Trao đổi theo cặp: Học sinh trao đổi trong nhóm 2 người, tham khảo thông tin trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi: - So sánh vị ở miệng khi bắt đầu nhai cơm nguội và sau khi nhai một lúc lâu. - Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn. - Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gì? Bước 3: Làm việc cả lớp: Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày, cácn nhóm khác nhận xét bổ xung. Kết luận: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ có sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến đổi thành chất bổ dưỡng. HOẠT ĐỘNG 2 Làm việc với SGK để tim hiểu về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non, ruột già a). Mục tiêu: Học sinh nói về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già. b). Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân: 100 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK, trả lời theo câu hỏi sau: - Thức ăn vào ruột non sẽ tiếp tục được biến đổi thành gì? - Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? - Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá? - Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày? Bước 2: Làm việc cả lớp: Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác bổ sung. Kết luận: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng, thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi thải ra ngoài. HOẠT ĐỘNG 3 Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống - Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng. - Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no có hại cho sự tiêu hoá. b) Cách tiến hành: 101 Bước 1: Thảo luận nhóm: Giáo viên yêu cầu học sinh cùng thảo luận các câu hỏi sau: - Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ? - Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy,nô đùa sau khi ăn no? - Tại sao chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định? Bước 2: Gợi ý học sinh trả lời: - Ăn chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn,làm cho quá trình tiêu hoá thức ăn được thuận lợi. - Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn, nếu ta chạy nhảy ngay dễ bị cảm giác đau sóc bụng,làm giảm tác dụng của tiêu hoá thức ăn. - Khi đi đại tiện cần đi đúng nơi quy định. Nếu đi đại tện bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường. Do vậy, chúng ta cần đi đại tiện đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn môi trường sạch sẽ. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 4 – PHỤ LỤC SỐ 5