A, CHIỀU HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA HỆ TIÊU HÓA

Câu 6:

a, Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa? Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên

quan đến tiêu hóa thức ăn?

Hướng dẫn trả lời:

* Chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật?

- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp và chuyên hóa: từ chưa có cơ quan tiêu hóa (không bào tiêu hoá ở

ĐV nguyên sinh ) → Túi tiêu hoá đơn giản (các loài Ruột khoang và Giun dẹp)  ống tiêu hoá chuyên hóa cao (Giun

đất, côn trùng, các loài ĐV có xương sống).

- Hình thức tiêu hóa : Từ tiêu hoá nội bào → Tiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào

- Kích thước thức ăn nhỏ → Kích thước thức ăn lớn → thức ăn có kích thước lớn hơn.

- Chuyên hoá về chức năng càng rõ rệt: từ enzim của Lizoxom trong không bào tiêu hóa → tiết enzim tiêu hóa từ tế

bào tuyếnenzim từ các tuyến tiêu hóa chuyên hóa cao, đa dạng về các loại enzim, hoàn thiện về quá trình hấp thụ

chất dinh dưỡng do sự phân hóa cao các bộ phận của ống tiêu hoá làm tăng hiệu quả tiêu hoá.

- Tiêu hóa hóa học → Tiêu hóa cơ học và hóa học → Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học.

- Lấy thức ăn trực tiếp từ môi trường thông qua quá trình thực bào (ĐV nguyên sinh) → lấy thức ăn bằng một lỗ

thông vừa là miệng vừa là hậu môn (Thủy tức) → lấy thức ăn bằng miệng, thức ăn bị biến đổi qua các bộ phận của ống

tiêu hóa và thải ra ngoài qua lỗ hậu môn (ĐV có xương sống).

* Các biện pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa:

b, Cho biết độ dài ruột của một số động vật như sau: Trâu, bò: 55 – 60m; Heo: 22m; Chó: 7m; Cừu: 32m.

Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài? Giải thích ý nghĩa về sự khác nhau đó?

* Nhận xét:

- Trâu, bò, cừu là những động vật ăn cỏ, có ruột dài nhất.

- Heo ăn tạp, có ruột dài trung bình.

- Chó là loài ăn thịt, có ruột ngắn nhất.

* Giải thích:

- Động vật ăn cỏ → ruột dài nhất vì thức ăn cứng, khó tiêu, nghèo chất dinh dưỡng nên ruột dài cho quá trình tiêu

hóa hấp thụ được triệt để.

- Động vật ăn thịt: thức ăn thịt mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng nên chỉ cần ruột ngắn cũng đủ cho quá trình tiêu hóa

và hấp thụ hoàn toàn. Hơn nữa ruột ngắn còn làm giảm khối lượng cơ thể giúp dễ di chuyển khi săn mồi.

- Động vật ăn tạp: là dạng trung gian giữa 2 nhóm trên.

c, Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ? Thức ăn sau khi tiêu hóa ở dạ dày chuyển xuống ruột

từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì ? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên ?

- Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày chủ yếu biến đổi Prôtein → các chuỗi peptit ngắn dưới tác dụng của enzym pepsin

với sự có mặt của HCl.

- Ý nghĩa :

+ Trung hòa lựơng axit trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một tạo môi trường cần thiết cho họat động các enzim

trong ruột (vì ở ruột có NaHCO

3

từ tụy và ruột tiết ra).

+ Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ để tiêu hóa lượng thức ăn đó.

+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan:

+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng.

+ Phản xạ co thắt vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống.

d, Tiêu hóa là gì? Những ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với tiêu hóa bằng túi tiêu hóa ?

- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ

được.

- Những ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa:

+ Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

+ Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa (phân thành các bộ phận khác nhau) → có sự chuyên hóa về chức

năng.

+ Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

e, So sánh sự khác nhau về đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?

THÚ ĂN THỊT THÚ ĂN THỰC VẬT

- Bộ răng thích nghi với chức năng cắn, xé mồi. - Bộ răng thích nghi với chức năng nhai và nghiền thức ăn.

- Dạ dày đơn. - Dạ dày đơn hoặc dạ dày 4 túi.

- Ruột non ngắn. - Ruột non dài.

- Manh tràng không phát triển, chỉ còn vết tích là

- Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật dạ dày đơn.

ruột tịt.

- Tiêu hóa cơ học và hóa học. - Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học nhờ vsv trong dạ cỏ

và trong manh tràng.

f, Vẽ sơ đồ quá trình biến đổi thức ăn ở ĐV ăn thực vật có dạ dày 4 túi (Trâu hay bò). Nêu chức năng của từng

túi dạ dày đó?

* Sơ đồ quá trình biến đổi thức ăn ở ĐV ăn thực vật có dạ dày 4 túi (Trâu hay bò).

ợ lên nhai lại

H

2

O

Thức ăn Pepsin/HCl

Xenlulaza

Thức ăn Thức ăn

Miệng Thức ăn Dạ cỏ có VSV VSV Dạ tổ ong Dạ lá sách Dạ múi khế

VSV

Cung cấp Prôtêin

(1 phần t/ăn biến đổi SH → axit béo) VSV

* Chức năng từng túi dạ dày:

- Dạ cỏ: chứa VSV cộng sinh tiết enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.

- Dạ tổ ong: đoạn đường để đưa thức ăn lên miệng nhai kĩ lại.

- Dạ lá sách : Hấp thụ bớt nước.

- Dạ múi khế: Tiết enzim pepsin và HCl tiêu hóa protein có ở VSV và cỏ.