A, NÊU VAI TRÒ CỦA CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU CẤU TẠO CỦA HỆ TUẦN HOÀN

Câu 8:

a, Nêu vai trò của các bộ phận chủ yếu cấu tạo của hệ tuần hoàn? Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn?

Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim – mạch?

Hướng dẫn trả lời:

* Các bộ phận chủ yếu của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng:

- Dịch tuần hoàn (máu và dịch mô): vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng, các sản phẩm hoạt động sống của tế

bào.

- Tim: hút và đẩy máu.

- Hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch): làm nhiệm vụ dẫn máu đi khắp cơ thể, đến tận tế bào.

- Các van tim: chỉ cho máu chảy theo 1 chiều nhất định.

* Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn:

- Từ chưa có hệ tuần hoàn (ĐV đơn bào) → có hệ tuần hoàn hở (giun đốt, thân mềm, chân khớp) → hệ tuần hoàn

kín ( ĐV có xương sống).

- Từ tuần hoàn đơn (cá) → tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú).

- Tim từ chỗ chưa phân hóa, chỉ là phần phình lên của mạch máu (ở giun đốt) → Tim 2 ngăn (cá) → Tim 3 ngăn

(lưỡng cư) → tim 3 ngăn và vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn (bò sát) → Tim 4 ngăn chia 2 nửa riêng biệt (chim và

thú).

- Máu trong hệ mạch từ chỗ máu pha (lưỡng cư) → máu ít pha (bò sát) → máu không pha (chim và thú).

- Điều hòa phân phối máu từ chậm → nhanh.

* Biện pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến Tim mạch:

- Các tác nhân gây hại cho tim, mạch: khuyết tật tim, sốt cao, mất nhiều máu, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu,

bia,…), thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, luyện tập thể dục thể thao quá sức, do virus, vi khuẩn.

- Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim, mạch:

+ Xoa bóp và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức.

+ Không dùng các chất kích thích.

+ Hạn chế các món ăn có nhiều mỡ động vật.

+ Tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh.

+ Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.

b, Tại sao mỗi chu kì tim lại bắt đầu từ pha co tâm nhĩ ?

Vì tim có tính tự động. Trong đó nút xoang nhĩ đóng vai trò tự phát xung điện nằm ở tâm nhĩ nên cơ tâm nhĩ sẽ

nhận được xung điện nhanh nhất và co lại  Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ.

c, Nguyên nhân gây nên tính tự động của tim? Hoặc: Tính tự động của tim do đâu mà có?

Nút xoang nhĩ trong hệ dẫn truyền tim có khả năng tự phát nhịp gây tính tự động của cơ tim, các tế bào trên nút xoang

nhĩ không có điện thế nghỉ ổn định, xung phát ra từ nút xoang nhĩ → Bó His và mạng Puôckin làm co 2 tâm thất. Do

đó nút xoang nhĩ là nơi phát nhịp cho toàn hệ dẫn truyền gây co tim một cách nhịp nhàng. Cứ khoảng 0,8s 1 lần tạo ra

nhịp tim khoảng 75 nhịp / phút

d, Vì sao tim co bóp theo nhịp để tống máu vào mạch một cách gián đoạn nhưng máu chảy trong mạch thành

dòng liên tục?

Tim co bóp để tống máu vào mạch một cách gián đoạn nhưng máu chảy trong mạch thành dòng liên tục vì:

- Tính đàn hồi của thành động mạch.

+ Khi tim co, một lượng máu được tống vào động mạch làm thành mạch dãn.

+ Khi tim dãn, thành mạch co lại một cách thụ động, thế năng tim được tích lũy ở đó → Máu được vận chuyển

tiếp theo với lượng máu tống ra khi tim co.

- Van tim chỉ đóng – mở theo một chiều.

đ, Sau khi nhịn thở 1 thời gian, nhịp tim có thay đổi không? Giải thích vì sao?

Nhịp tim tăng vì khi nhịn thở → O

2

giảm → pH giảm (CO

2

tăng → ion H

+

tăng) kích thích các thụ quan hóa học ở

xoang ĐM và cung động mạch chủ → truyền xung thần kinh về hành tủy → tim tăng nhịp. Đồng thời truyền xung thần

kinh đến thận → kích thích tuyến trên thận tiết Adrenalin → vào máu → về tim → tăng nhịp tim.

e, Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

- Huyết áp giảm dần là do

+ ma sát của máu với thành mạch.

+ ma sát của các phân tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.

Xem tiếp tài liệu tại: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-11