A, ĐẶC ĐIỂM BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ CỦA ĐỘNG VẬT THUẬN LỢI CHO SỰ TRAO ĐỔI...

Câu 7:

a, Đặc điểm bề mặt trao đổi khí của động vật thuận lợi cho sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường?

Hoặc Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào những đặc điểm nào của bề mặt trao đổi khí?

Hướng dẫn trả lời:

* Đặc điểm bề mặt trao đổi khí của động vật:

- Bề mặt trao đổi khí rộng.

- Bề mặt trao đổi khí mỏng, ẩm ướt → giúp O

2

và CO

2

dễ dàng khuếch tán qua.

- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch máu và có sắc tố hô hấp.

- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ các chất khí.

* Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?

- Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt; có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí.

- Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến

mang.

- Cách sắp xếp các mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy

bên ngoài mao mạch.

* Nếu bắt giun đất lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao ?

Vì: khi da giun bị khô thì O

2

và CO

2

không khuếch tán qua da được nên giun không hô hấp được.

b, Chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp? Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên

quan đến hô hấp ?

* Chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp:

- Chưa có cơ quan chuyên hóa làm nhiệm vụ hô hấp → đã có cơ quan chuyên hóa với hệ thống ống khí đến tận

từng tế bào → có cơ quan chuyên hóa là mang → có cơ quan chuyên hóa phổi và hệ thống túi khí → cơ quan chuyên

hóa có cấu tạo phức tạp là Phổi.

- Trao đổi khí trực tiếp qua màng tế bào hay qua bề mặt cơ thể (đông vật đơn bào hay ĐV đa bào như ruột khoang,

giun tròn,....) → Hô hấp bằng hệ thống ống khí (Ở sâu bọ) → hô hấp bằng mang (cá, các động vật sống dưới nước) →

hô hấp qua bề mặt cơ thể ẩm ướt và phổi (lưỡng cư) → hô hấp bằng phổi (bò sát) → hô hấp bằng phổi và hệ thống túi

khí (chim) → hô hấp bằng phổi có nhiều phế nang (người, đa số đông vật ở cạn và một ít dưới nước).

- Hiệu quả trao đổi khí thấp → Hiệu quả trao đổi khí cao → Hiệu quả trao đổi khí cao, diễn ra chủ động.

- Máu không có sắc tố hô hấp nên không thể vận chuyển khí và không lọc khí (Ở sâu bọ) → máu có sắc tố hô hấp có

thể vận chuyển khí và lọc khí ( Sắc tố hô hấp là hêmôxianin (chứa Cu) nên máu có màu xanh nhạt → Sắc tố hô hấp của

máu là hêmôglôbin (chứa Fe) nên máu có màu đỏ).

* Các biện pháp để phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp:

c, Phổi chim không có nhiều phế nang như phổi thú nhưng hô hấp ở chim vẫn đạt hiệu quả cao hơn thú.Tại

sao?

Hướng dẫn trả lời: Để có thể bay ở những độ cao với không khí loãng, hô hấp ở chim có cấu tạo đặc biệt:

- Hệ hô hấp của chim gồm: Phổi và hệ thống túi khí.

- Cấu tạo phổi gồm các ống khí với hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh.

- Khí CO

2

và O

2

khuếch tán qua thành ống khí.

- Các túi khí có khả năng co giãn tốt giúp không khí lưu thông liên tục qua phổi → phổi chim luôn có không khí

giàu ôxi cả khi hít vào và thở ra.

d, Vẽ sơ đồ quá trình hô hấp kép ở chim. Ý nghĩa của hô hấp kép ở chim?

- Có lợi: khí qua phổi ở 2 chu kì liên tục, không có khí đọng → tăng hiệu suất trao đổi khí.

- Có các túi khí chứa đầy khí → giảm trọng lượng → chim bay dễ dàng.

đ, Tại sao phổi chỉ thích hợp cho hô hấp trên cạn mà không thích hợp cho hô hấp dưới nước?

Vì khi ở dưới nước,nước sẽ tràn vào đường ống dẫn khí (khí quản, phế quản)→ không lưu thông được không khí →

không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí động vật sẽ chết.

e, Vậy tại sao một số động vật thuộc lớp thú như cá voi, cá heo, hà mã vẫn sống được dưới nước?

Những loài động vật này có dung tích phổi lớn, khả năng nhịn thở cao, thường xuyên ngoi lên mặt nước và có thời

gian trên bờ → khi lên khỏi mặt nước, khí dồn đẩy qua lỗ mũi và gây áp lực lớn tạo cột nước mà chúng ta hay nhìn

thấy.

f, Ở chim, túi khí nào có hàm lượng khí CO

2

cao hơn ? giải thích? Nếu không có các túi khí hoạt động hô hấp của

chim có diễn ra không?Vì sao?

- Ở trong túi khí trước có hàm lượng khí CO

2

cao hơn rất nhiều so với ở trong túi khí sau. Nguyên nhân là vì ở chim, khí

được dẫn một chiều từ môi trường ngoài → khí quản → túi khí sau → phổi → túi khí trước → khí quản → môi trường ngoài.

Do đó khí ở trong túi khí sau gần giống với khí của ngoài môi trường (nghèo CO

2

); khí ở trong túi khí trước là khí đã qua trao

đổi ở phổi (giàu CO

2

).

- Hô hấp của chim không diễn ra hoặc nếu có thì với cường độ rất thấp, không đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động

→ chim sẽ chết.

Vì ở chim, phổi không co bóp. Sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của các túi khí tạo nên sự lưu thông khí

qua phổi. Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Không có hô hấp.