CƠ SỞ THỰC TIỄN (THỰC TRẠNG) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, QUA...

2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng)

Ở Việt Nam hiện nay, quan điểm dạy học tích hợp đã và đang được áp dụng ở tất cả các nhà trường trong cả nước. Theo tinh thần này, yêu cầu giáo dục của một lĩnh vực sẽ được xuất hiện bởi rất nhiều môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ví dụ ở môn Ngữ văn, khi dạy Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi hay bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, không chỉ là dạy một áng văn nghị luận mẫu mực mà còn cho học sinh thấy những văn kiện lịch sử vô giá. Thông qua đó, học sinh hiểu biết và thấm thía về tình cảm và tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Trãi và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; nắm được bối cảnh của một giai đoạn lịch sử hết sức trọng đại, đáng nhớ… Thực tiễn cho thấy dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Mặt khác, cần đưa giáo dục theo quan điểm tích hợp vào trong hệ thống giáo dục quốc dân bởi nước ta có số học sinh sinh viên chiếm gần 1/3 dân số đất nước. Tác động đến nhóm đối tượng này gần, dễ, nhanh nhất. Đây cũng là chủ nhân, tương lai của đất nước, là lực lượng lớn mạnh trong việc tuyên truyền tới công dân. Giáo dục tích hợp góp phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. II. Nội dung nghiên cứu