CÂU 2/ CÁC CHỦ TRƯƠNG CƠ BẢN ĐỂ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, SỰ CHUYỂN B...

14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học

Việt nam giai đoạn 2006 – 2020.

+/ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường cao

đẳng, đại học và dạy nghề giai đoạn 2001 – 2010

+/ Đã kiện toàn bộ máy thanh tra và đổi mới hoạt động thanh tra. Đã tiến hành

thanh tra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp và cấp văn bằng chứng

chỉ sai quy định.

+ Những yếu kém:

+/ Quản lý giáo dục còn yếu kém, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng

về chỉ đạo nghiệp vụ cụ thể.

+/ Còn thiếu nhiều văn bản dưới luật. Chưa thực hiện tốt phân cấp quản lý

giáo dục.

+/ Việc phân bố các trường đại học, cao đẳng theo địa bàn lãnh thổ, theo cơ

cấu trình độ, theo cơ cấu ngành nghề đào tạo còn bất hợp lý.

+/ Công tác quy hoạch và quản lý các trường ngoài công lập còn chưa theo kịp

sự phát triển trong thực tiễn. Các hình thức học tập tại chức, từ xa, du học tự túc, du

học tại chỗ chưa được quản lý chặt chẽ.

+/ Công tác NCKH còn yếu kém, tỷ lệ sinh viên/giảng viên lớn hơn mức cho

phép, các giảng viên phần lớn phải tập trung vào giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cán

bộ khoa học đầu đàn bị hẫng hụt; Việc đầu tư cho NCKH ở các trường đại học còn

thấp.

+/ Nhiều hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục chưa được xử lý nghiêm,

kịp thời.

+/ Mức đóng góp học phí còn mang nặng tính bình quân, một mặt chưa phù

hợp với thu nhập của phần lớn dân cư, mặt khác lại không đủ chi cho các yêu cầu bảo

đảm chất lượng

+/ Trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập

- Về phát triển giáo dục vùng dân tộc và vùng khó khăn:

+ Thành tựu:

+/ Ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp có hiệu quả thiết thực như: tổ chức

các trường dự bị đại học, thực hiện chế độ cử tuyển nhằm phát triển giáo dục vùng

dân tộc và tạo nguồn đào tạo cán bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc

biệt khó khăn

+ Những yếu kém:

+/ Số con em nông dân nghèo, các gia đình chính sách được học cao đẳng, đại

học còn thấp so với tỷ lệ dân cư. Chính sách học bổng, học phí, tín dụng học tập và

các giải pháp hỗ trợ khác (phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, thực hiện chế độ cử tuyển, ký

túc xá…) đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn chưa đủ hỗ trợ cho con em nông dân,

công nhân nghèo và các đối tượng chính sách.

+/ Công tác cử tuyển vào đại học ở nhiều nơi vẫn chưa gắn với quy hoạch đào

tạo cán bộ, chưa công khai dân chủ, còn tuyển không đúng đối tượng. Đối với sinh

viên đã tuyển chưa có biện pháp bảo đảm chất lượng đào tạo, còn chiếu cố

- Về giải quyết các điều kiện phát triển giáo dục:

+ Thành tựu:

+/ Kết hợp nhiều nguồn vốn, CSVCKT cho giáo dục đã được tăng cường về

trường lớp, về trang thiết bị dạy học.

+/ Điều kiện giáo dục và đời sống nhà giáo – nhân tố quyết định sự nghiệp và

chất lượng giáo dục - được cải thiên. Chính phủ đã ban hành chế độ phụ cấp đối với

giảng viên đứng lớp. Sinh viên ngành sư phạm không phải đóng học phí. Chế độ đãi

ngộ đối với nhà giáo công tác ở các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+/ Các nguồn lực cho giáo dục gia tăng được huy động từ ngân sách nhà nước

chi cho giáo dục tăng, ngân sách địa phương, từ nhân dân, từ khoản đầu tư đáng kể

của nước ngoài cho giáo dục (các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính

phủ). Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và huy động được

sự tham gia ngày càng tích cực của nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội. Các loại

hình trường lớp đã được đa dạng hoá, có thêm nhiều trường lớp ngoài công lập. Các

chương trình giáo dục từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng đựơc tăng

cường. Chế độ thu học phí ở các trường công tạo nguồn lực tài chính cho các trường

này.

+/ Điều kiện phục vụ dạy và học ở nhiều trường còn kém. Nhìn chung, csvc

của ngành giáo dục vẫn ở trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; trang thiết bị phòng thí

nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng dạy chay còn

phổ biến; số lượng máy tính còn thiếu

+/ Đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng rất mỏng (1giảng viên/30 sinh viên)

và tỷ lệ có trình độ sau đại học còn thấp. Phần đông giảng viên cốt cát đã cao tuổi,

nguy cơ hẫng hụt đội ngũ. Nhìn chung, chính sách đối với nhà giáo chưa tạo được

động lực đủ mạnh cho người dạy để đưa sự nghiệp giáo dục vào thế ổn định và tiến

theo hướng đổi mới bắt kịp bước phát triển của thế giới.

+/ Ngân sách nhà nước tính trên đầu sinh viên tăng không đáng kể do quy mô

giáo dục tăng

+/ Thiếu cơ chế chính sách quy định trách nhiệm và sự quan tâm, hỗ trợ của

người sử dụng lao động qua đào tạo đối với việc đào tạo nguồn nhân lực

Đại học Đà nẵng đã làm được:

- Mở rộng ngành, nghề đào tạo

- Đẩy mạnh giáo dục trình độ thạc sỹ và tiến sỹ

- Thực hiện đào tạo tín chỉ

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý

- Tăng cường đầu tư CSVCKT cho giáo dục