CÂU 3/ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

47/2001/QĐ-TTg năm 2001 về mạng lưới nhà trường của Thủ tướng Chính phủ có

nhắc đến: trường cao đẳng cộng đồng, đó là loại trường có nhiều chương trình dạy

nghề với thời hạn khác nhau, và chương trình 2 năm đào tạo giai đoạn đầu đại học để

chuyển tiếp đi học ở các trường đại học khác. Trường cao đẳng cộng đồng gắn chặt

với địa phương, đào tạo nhân lực cho địa phương và được địa phương cấp kinh phí

* Các loại hình trường đại học:

- Theo luật giáo dục năm 1998 gồm 4 loại: Công lập, Bán công, Dân lập, Tư

thục

- Theo Luật giáo dục năm 2005 gồm 3 loại:

+ Trường công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng CSVC, bảo đảm

kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên

+ Trường dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng

CSVC, bảo đảm kinh phí hoạt động

+ Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức

kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng CSVC, bảo đảm kinh phí hoạt động

bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được

thành lập theo kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục

Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống

giáo dục quốc dân đồng thời khuyến khích các loại hình nhà trường ngoài công lập.

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể được phép mở trường đại học ở Việt

Nam.

* Chương trình đào tạo, giáo trình giáo dục đại học:

- Đối với giáo dục đại học, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm

định ngành về chương trình giáo dục đại học, Bộ GD & ĐT quy định “Chương trình

khung” cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng và đại học

“Chương trình khung” (khung chương trình và phần cứng môn học) là văn bản

quy định mục tiêu đào tạo, tổng khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo,

cơ cấu nội dung các khối kiến thức, cơ cấu nội dung các môn học, tỷ lệ phân bổ thời

gian đào tạo giữa các môn học (cơ bản, chuyên ngành), giữa lý thuyết với thực hành,

thực tập.

Ví dụ: đối với trình độ đại học chương trình cử nhân 4 năm cho ngành QTKD,

chương trình khung quy định tổng khối lượng kiến thức là 185 đvht, trong đó kiến

thức giáo dục đại cương (chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục

quốc phòng) là 64 đvht (phần bắt buộc của Bộ gồm 52 đvht) và kiến thức giáo dục

chuyên nghiệp là 121 đvht (phần bắt buộc của Bộ là 36 đvht)

Căn cứ vào Chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định

chương trình giáo dục của trường mình

Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định về khối lượng kiến thức, kết cấu

chương trình, luận văn, luận án đối với đào tạo trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sĩ

- Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ

năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ

đào tạo

Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm tổ chức biên soạn

và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm

định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập

Bộ trưởng Bộ GD & ĐT có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo

trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học

* Quản lý trường đại học:

Luật giáo dục công nhận quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường

đại học trong các hoạt động sau:

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo,

công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng

- Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo,

cán bộ nhân viên

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế,

NCKH trong nước và nước ngoài.

Bộ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với trường đại học, bao gồm:

vạch chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý; thanh tra, kiểm tra về việc thực

hiện luật pháp và kế hoạch, tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và

kiểm định chất lượng giáo dục…

Trong hệ thống các trường đại học, hai đại học quốc gia được cung cấp một

quy chế đặc biệt, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch và cấp tài chính hàng năm

Nghị định 10/2002/NĐ – CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho

các đơn vị sự nghiệp có thu đã có một sự cải tiến về việc tăng cơ chế tự chủ tài chính

cho các trường đại học: các đơn vị được tự chủ trong nhiều định mức thu chi.

* Một số biện pháp đặc biệt về tổ chức đào tạo và quản lý chất lượng đại

học:

Quyết định 47/2001/QĐ-TTg năm 2001 về mạng lưới nhà trường của Thủ

tướng Chính phủ có nêu một số giải pháp sẽ được thực hiện trong các trường đại học

và cao đẳng:

- Về quy trình đào tạo, lưu ý tổ chức đào tạo đa giai đoạn và chuyển dần sang

học chế tín chỉ. Đó là các giải pháp tạo sự mềm dẻo của quy trình đào tạo đại học, tạo

thuận lợi cho người học trong việc bố trí kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và

sở trường của từng cá nhân và khả năng tìm việc làm trong thị trường sức lao động

- Về biện pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học: sẽ xây dựng hệ thống

đảm bảo chất lượng và quy trình kiểm định công nhận chất lượng đối với các trường

đại học, cao đẳng. Đây là biện pháp hỗ trợ để các trường đại học vừa thực hiện được

quyền tự chủ vừa hoàn thành đựoc trách nhiệm xã hội

- Tổ chức các kỳ thi quốc gia và thi tuyển đại học: Từ năm 2002 Bộ GD ĐT

chủ trương tổ chức thi tuyển đại học thống nhất trong cả nước theo kiểu “3 chung”:

đề chung, thi chung, sử dụng kết quả chung. Bộ dự định đến năm 2007 sẽ tổ chức

phối hợp kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển đại học.