CẦN TRÌNH BÀY MỘT CÁCH TỰ NHIÊN, CHÂN THÀNH NHỮNG CẢM NHẬN CỦA BẢN...

5. Cần trình bày một cách tự nhiên, chân thành những cảm nhận của bản thân

về đoạn thơ được trích.

- Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của xứ Huế mùa xuân. Bức tranh được

nhà thơ vẽ với màu sắc hài hoà, điểm vào đó là âm thanh cao vút, vui tươi, rộn

ràng...

- Động từ mọc đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự sống của bông hoa.

+ Tình cảm của nhà thơ.

+ Tình yêu mùa xuân thể hiện qua bức tranh xuân, qua câu hỏi con chim

chiền chiên.

+ Hành động "hứng" giọt long lanh rơi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Sự níu

giữ, yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời, dồn vào hành động ấy.

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh

Hải đã rất thành công trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế

thật đẹp và đầy sức sống(1). Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, động từ

“mọc” được đặt ở ngay đầu câu thơ cho thấy được sức sống mãnh liệt của bông

hoa(2). Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa

của bông hoa tím biếc và màu xanh của dòng sông- màu sắc đặc trưng của xứ Huế

(3). Rộn rã, tươi vui giữa âm thanh của tiếng chim chiền chiện, lan tỏa khắp bầu

trời xuân(4). Các từ “ơi”, “chi”, “mà” như những lời trò chuyện với thiên nhiên

thật trìu mến, thân thương(5). Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng

giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng” đã thể hiện cảm xúc say xưa, ngây ngất

của nhà thơ trước đất trời xứ Huế vào xuân(6). Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ

ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha

thiết, thấm vào lòng người đoạn thơ cho ta thấy lòng yêu thiên nhiên và tình yêu

cuộc sống sâu sắc của nhà thơ(7).

Đề 2:

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải nguyện làm một con chim,

một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc