- HỌC SINH TRÌNH BÀY ĐÚNG ĐOẠN NGHỊ LUẬN, CÓ ĐỦ BA PHẦN MỞ- THÂN- KẾT, CHỮ ĐẦUDÒNG THỤT LÙI VÀO 1 Ô VÀ VIẾT HOA, CÁC DÒNG SAU VIẾT SÁT MÉP LỀ, NÉT CHỮ RÕ RÀNG, DỄĐỌC, KHÔNG BỊ LỖI CHÍNH TẢ

4.

Gợi ý:

a. Về hình thức:

- Học sinh trình bày đúng đoạn nghị luận, có đủ ba phần mở- thân- kết, chữ đầu

dòng thụt lùi vào 1 ô và viết hoa, các dòng sau viết sát mép lề, nét chữ rõ ràng, dễ

đọc, không bị lỗi chính tả.

b. Nội dung:

* Câu mở:

- Giới thiệu khổ thơ “Một mùa xuân nho nhỏ…..Dù là khi tóc bạc” trích từ bài thơ

“Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.

- Ý chính: Bạn đọc thấy được tâm niệm sống, khát vọng được hòa nhập và cống

hiến làm nên mùa xuân chung cho đất nước của nhà thơ.

*Thân đoạn:

- Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành,

khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp ngữ "ta làm” và qua những hình ảnh thiên nhiên

đẹp tự nhiên, giản dị: con chim hót, một cành hoa…thì khổ thơ tiếp theo, nhà thơ

tự nhận mình là “Một mùa xuân nho nhỏ”

+ Từ láy “nho nhỏ” làm định ngữ cho danh từ “mùa xuân” đã diễn tả mùa xuân là

mùa đẹp nhất, mùa của sức sống, sức phát triển của vạn vật và con người.

+ Đây còn là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự hòa nhập, dầng hiến những gì đẹp đẽ nhất,

tinh túy nhất của con người, góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.

+ Qua cụm từ “Một mùa xuân nho nhỏ”, bạn đọc thấy được mối quan hệ giữa cá

nhân và tập thể, thấy được cái hữu hạn của con người và cái vô hạn của đất trời:

Một con người- Một mùa xuân nho nhỏ, chưa thể tạo nên mùa xuân chung cho đất

nước nhưng có nhiều "Mùa xuân nho nhỏ” góp lại sẽ tạo nên được mùa xuân cho

đất nước, dân tộc.

- Sự cống hiến này giống như “nốt nhạc trầm” nhỏ bé, khiêm nhường "Lặng lẽ

dâng cho đời”, không khoa trương, ầm ĩ.

- Điệp ngữ "Dù là” với sắc thái ý nghĩa khẳng định như một lời hứa của nhà thơ

với đất nước, với chính lòng mình sẽ cống hiến bền bỉ suốt cả cuộc đời, bất chấp

thời gian, tuổi tác:

“Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc”

- Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và chỉ ít

lâu sau đã qua đời mà vẫn dâng hiến cho đời bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”.

Nhà thơ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ đó bất tử với thời gian, được phổ

nhạc thành bài hát vẫn được cất lên mỗi độ xuân về làm xao xuyến biết bao lòng

người.

* Kết đoạn:

- Thể thơ 5 chữ, gần với điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha

thiết, hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị.

- Bạn đọc thấy được lý tưởng sống cao đẹp, khao khát cống hiến hết sức mình cho

đất nước, dân tộc của nhà thơ.

- Khát vọng cống hiến của nhà thơ Thanh Hải cũng từng được nhà thơ Tố Hữu thể

hiện trong bài “Một khúc ca xuân”:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”…

c. Về ngữ pháp:

Học sinh gạch chân, chú thích rõ ràng những câu bị động và từ ngữ dùng làm phép

thế được sử dụng thích hợp trong đoạn văn viết của mình.

Đề 3:

Cho đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc