A. ĐẢM BẢO CẤU TRÚC BÀI NGHỊ LUẬN

3/ Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo

* Phần mở đầu:

- Cách mở đầu: Truyện được mở đầu bằng đoạn văn miêu tả, nhận xét tiếng chửi của nhân

vật chính - một kẻ đang say rượu. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và cách mở

đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.

- Ý nghĩa:

+ Cách vào truyện bằng hình ảnh rất sống động của một kẻ say đang vừa đi vừa chửi có ý

nghĩa lớn trong việc tạo tính hấp dẫn, gợi hứng thú, lôi cuốn người đọc vào diễn biến tiếp

theo của câu chuyện.

+ Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: thoạt đầu vu vơ, sau đó thu hẹp dần và cuối cùng

bất ngờ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn

+ Cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng linh hoạt (đan xen nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng

điệu) làm đoạn văn có ấn tượng riêng khó quên.

+ Ngay từ đoạn mở đầu, số phận, tích cách nhân vật đã được khái quát, khắc sâu giá trị tư

tưởng tác phẩm.

=> Khái quát một tính cách hết sức đặc biệt: tính cách một kẻ khùng, thằng say đang ở

trong trạng thái lưỡng phân: nửa say - nửa tỉnh. Khái quát một số phận vô cùng bi đát: số

phận của con người đang bị đồng loại chối từ.

* Kết thúc

- Cách kết thúc:

+ Cái chết thảm khốc của nhân vật Chí Phèo

+ Nhà văn đã lặp lại hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu tác phẩm - nơi Chí Phèo bị

bỏ rơi - để kết thúc truyện.

+ Với việc để Chí Phèo tự vẫn vì không thể trở về với cuộc đời lương thiện, tác giả khắc

sâu bi kịch số phận nhân vật và tố cáo sâu sắc xã hội đương thời.

+ Hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang được lặp lại tạo thành một kết cầu vòng tròn, một kết

thúc để ngỏ, có giá trị biểu hiện sâu sắc, buộc người đọc phải suy ngẫm liên tưởng thêm

những tầng nghĩa mới có thể có mà tác giả gửi gắm (phản ánh, tố cáo hiện thực; dự báo,

thức tỉnh,…