1. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 thì phân môn Tập làm văn

được xem là phân môn khó nhất. Nó đòi hỏi học sinh phải biết tích hợp và vận

dụng các mảng kiến thức về văn học, khoa học, xã hội và vốn sống. Kết hợp với

kỹ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn... để hình thành một văn bản

hoàn chỉnh. Trong khi ở lớp 2,3, các em chỉ quen với việc dựa vào những câu

hỏi gợi ý theo dạng kể và miêu tả, từ đó tạo thành một đoạn văn hoặc một bài

văn theo yêu cầu của đề bài. Thông thường thì các câu hỏi gợi ý cũng đã được

sắp xếp theo thứ tự: mở bài, thân bài, kết bài một cách ngắn gọn. Trong khi ở

lớp 4, các em bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết một bài văn với đầy

đủ bố cục quả là điều không dễ. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi

thấy rằng: đa số học sinh lớp 4 viết văn chưa hay, sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng

củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ sao chép bài văn

mẫu. Vì vậy, để hướng dẫn học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh, thì việc

đầu tiên là phải hướng dẫn học sinh biết cách viết phần mở bài. Đây là cánh cửa

đầu tiên, mở ra hướng đi đúng cho người viết. Nó không chỉ giới thiệu được nội

dung cần kể hay miêu tả mà còn tránh được tình trạng “lạc đề”. Đồng thời tạo

cảm xúc và ấn tượng ban đầu cho người viết lẫn người đọc. Nếu mở bài hay,

suôn sẻ thì chắc chắn phần thân bài và kết bài sẽ tốt. Trong chương trình giảng

dạy lớp 4, giáo viên phải hướng dẫn học sinh hai cách viết mở bài (trực tiếp,

gián tiếp) nhưng do khả năng quan sát, vốn từ của các em còn hạn chế, các em

chưa biết cách sắp xếp và diễn đạt, rập khuôn máy móc theo văn mẫu. Thậm chí,

có em còn không xác định được trọng tâm của đề bài nên không biết viết bắt đầu

từ đâu và viết những gì? Vì thế, tôi đã chọn Sáng kiến: Giúp học sinh lớp 4 viết

tốt phần: "Mở bài” trong văn miêu tả.