CÂU 3. THẾ NÀO LÀ KĨ THẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

2. Kĩ thuật dạy học theo góc: Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học

tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không

gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học

được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ

hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng

văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm.

+ Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng

sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả

bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người

học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các

góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận...về nội dung chủ đề.

*Áp dụng: Tổ chức học theo góc trong tiết ôn tập về toán. Góc HS giỏi; Góc HS còn

yếu; Góc HS trung bình đến khá