TRÌNH BÀY NỘI DUNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT, ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI L...

Câu 4 : Trình bày nội dung quy luật thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập : là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.KN:- mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính những tính quy định có khuynh hướng biếnđổi trái ngược nhau.- Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, ko tách rời nhau của các mặt đối lập, sự tồn tạicủa mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.+ Các mặt đối lập tồn tại ko tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Nhữngnhân tố giống nhau đó gọi là sự đồng nhất của các mặt đối lập.+ Các mặt đối lập ko chỉ thống nhất mà còn luôn luôn đấu tranh với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sựtác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhaub.Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thếc. Phân loại mâu thuẫn- Mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại rất đa dạng; tính đa dạng được quy định bởi đặc điểm củacác mặt đối lập, điều kiện thực hiện sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, người ta phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; trong đó, mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùngmột sự vật hiện tượng; mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác (ví dụ: đồng hóa-dị hóa: bên trong; cơ thể-môi trường: bên ngoài); cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, các mâu thuẫn tác động lẫn nhau và mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng (ví dụ: chính sách đối nội-đối ngoại). - Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện tượng, người ta phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng; mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật (liên hệ: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa). - Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn chủ yếulà mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật hiện tượng, giải quyết nó tạo điều kiện giải quyết các mâu thuẫn thứ yếu; phân biệt mâu thuẫn chủ yếu với mâu thuẫn thứ yếu chỉ mang tính tương đối, trong cùng một sự vật trong điều kiện này là mâu thuẫn thứ yếu, trong điều kiện khác lại là mâu thuẫn chủ yếu.- Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng; mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (ví dụ); mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích những mang tính cục bộ, tạm thời (ví dụ: mâu thuẫn trong các bộ phận công nhân, giữa thành thị-nông thôn). Phân biệt được các loại mâu thuẫn trên sẽgóp phần xác định chính xác phương pháp giải quyết phù hợp: bằng bạo lực cách mạng hay bằng giáo dục thuyết phục.Từ sự p.tích trên có thể rút ra n,dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như sau : mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hóa lẫn nhau làm mâu thuẫn đc giải quyết, s.vật biến đổi và pt, cái mới ra đời thay thế cái cũ.d. Ý nghĩa phương pháp luận- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thânsự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.- Để thức đẩy s.vật pt phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ pt của mâu thuẫn. phải tìm ra phương thức, p.tiện và lựclượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ đc giải quyết khi đk đã chín muồi. Mâu thuẫn khác nhaub phảicó p.thức giải quyết mâu thuẫn khác nhau.