TRÌNH BÀY NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LI...

Câu 1:Trình bày nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.a. Khái niệm về mối liên hệ phổ biếnCác sự vật hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?Nếu chúng có mối quan hệ qua lại thì các gì quy định mối liên hệ đó? Trả lời cho câu hỏi thứ nhất:+ Quan điểm siêu hình:- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.+ Quan điểm biện chứng- Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ây là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Trả lời cho câu hỏi thứ hai:+ Quan điểm duy tâm tôn giáo: cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượnglà 1 lực lượng siêu nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người.+ Quan điểm của các nhà triết học duy vật biện chứng khẳng định: tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng phong phú, có khác nhau bao nhiêu song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của 1 thế giới thống nhất đó, chúng ko thể tồn tại biệt lập tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định.+ Quan điểm của triết hoc Mác-Lenin(triết học duy vật biên chứng về mối liên hệ) khẳng định rằng: liên hệ làphạm trù triêts học dùng để sự quy định, sự tác động qua lại,sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của hiện tượng trong thế giới.b. Các tính chất của mối liên hệ- Tính khách quan của mối liê hệ biểu hiện:các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó ko phụ thuộc vào ý thức của con người.- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ 1 sự vật hiện tượng nào; ở bất kỳ ko gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật hiện tượng thì bất kỳ 1 thành phần nào, 1 yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ biểu hiện: s.vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, ko gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia ra thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, ml.hệ chủ yếu, ml.hệ thứ yếu,...các mối lien hệ này có vị trí, vai trò khấc nhau đối với sự tồn tại vầ vận động của sự vật, hiện tượng, nhưng lại rất bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xđịnh trong sự vận động và pt của sự vậtc. Ý nghĩa phương pháp luận- Khi xem xét và nhận thức về các sự vật hiện tượng chúng ta cần phải có quan điểm toàn diện.( nhìn tất cả các mối liên hệ của vấn đề) -> phân biệt từng mối quan hệ mà có cách giải quyết cho đúng-Chống cái nhìn chiết trung, phiến diện xem vị trí mọi mối liên hệ là như nhau.- Chống quan điểm ngụy biện, chỉ thổi phòng những mối liên hệ không cơ bản để biện minh cho một vấn đế nào đó.+ Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ+ Trong tổng số các mối liên hệ phải rút ra được những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để thấu hiểu bản chất của sự vật.+ Từ bản chất của sự vật quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết các mối liên hệ bản chất, chủ yếu với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ khi giải quyết mọi vấn đề trong đời sống. Quan điểm toàn diện đối lập với mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung, siêu hình.Ví dụ: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo. Theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ mà thôi-> vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệrất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránhquan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lại với nhau. Mối liên hệ này phải là mối liênhệ phổ biến khách quan để sự vật và hiện tượng luôn phát triển, không cô lập. Mối liên hệ phổ biến khách quan chi phối tổng quát mọi sự vận động của sự vật, hịên tượng.- Chúng ta phải chú trọng tất cả các mối liên hệ, đánh giá đúng vai trò mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Qua hoạt động thực tiễn, chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ đó phát triển một cách tích cực. Ví dụ: Về không gian, trước đây anh ta là con nhà giàu, nhưng hiện nay anh ta là người nghèo. Vì vậy trước đây anh ta là người tốt nhưng hiện nay anh ta trở thành kẻ trộm cắp.Quan điểm toàn diện: Đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.VD: Muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ củatri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được kháiquát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ýtới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượtqua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.Quan điểm lịch sử - cụ thể:đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểmnào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiệnkhác.VD:thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xétcác hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xãhội ta ngày càng tươi đẹp.