BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (MỨC ĐỘ TÍCH HỢP

3.1.2.2 Lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học đã được áp dụng tại trường tiểu học Quốc tế Olympia Qua điều tra cho thấy, phương pháp giảng dạy của giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, trò chuyện, thảo luận, trải nghiệm để giáo dục thọc sinh biết yêu quý, BVMT. Chẳng hạn như, trong tiết Văn học (kể chuyện cho học sinh nghe) “Sự tích bánh chưng, bánh dày”, các em được nghe cô kể bằng lời kết hợp với tranh ảnh minh họa, cô nói các em biết bánh chưng, bánh dày chúng ta thường được ăn vào dịp lễ Tết do ai nghĩ ra đầu tiên và được làm như thế nào, bằng nguyên – vật liệu gì? Từ đó, cô khéo léo hỏi và nhắc nhở các em, khi ăn xong vỏ bánh chúng ta nên để vào đâu? Có được vứt bừa bãi trên đường, ngoài cổng trường học không? Vì như thế sẽ làm môi trường trở nên như thế nào? Cứ như thế cô dẫn dắt học sinh đưa ra câu trả lời đúng, hợp lý, các em được nhắc nhở thường xuyên dần hình thành nên ý thức BVMT. Hơn nữa, do đặc thù của trường tiểu học Quốc tế Olympia là phát triển các trương trình ngoại khóa với nhiều chủ đề, nội dung khác nhau cho học sinh tiểu học lựa chọn cho nên nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chỉ mới được phát triển thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp mà chưa lồng ghép vào các môn học một cách bài bản như xây dựng một giáo án riêng cho nội dung bảo vệ môi trường, lồng ghép và tích hợp trong các môn học, nếu có mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này để bổ sung cho nhà trường những nội dung hay chương trình còn đang bị bỏ ngỏ cũng như gián tiếp đưa nhận thức bảo vệ môi trường của các em lên một tầm cao mới. Bên cạnh đó, qua quá trình điều tra, phỏng vấn các cán bộ giáo viên tham gia giảng dạy trong trường (gồm 20 giáo viên) và các bậc phụ huynh học sinh có học 30 sinh đang học tại trường, thu được những kết quả như sau: 100% giáo viên và các bậc phụ huynh đều có kiến thức và hiểu biết ở mức độ nào đó về môi trường trong nước và trên thế giới trong những năm hiện nay như hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, băng đang tan ở Bắc cực, kèm theo đó là biết được các nguyên nhân dẫn đến môi trường sống bị hủy hoại, cạn kiệt trữ lượng tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái... là do đâu. Không phải tự nhiên mà ngày nay mùa hè nóng và khắc nghiệt hơn, còn cái lạnh, buốt giá của mùa đông thì kéo dài hơn trước. Với sự phát triển của thông tin đại chúng như hiện nay, mọi người không khó nếu muốn biết các thông tin có liên quan tới các vấn đề môi trường này. Ngay cả các bậc phụ huynh, dù làm nghề gì, hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng đều dễ dàng nghe và biết được các thông tin xoay quanh vấn đề ô nhiễm môi trường như ngày nay. Mỗi người đều có cách tiếp cận thông tin riêng, có thể qua internet, sách, báo, tạp chí, tivi, hay qua tuyên truyền, phát tờ rơi... mục đích chung của tất cả những nguồn thông tin ấy là nhằm thức tỉnh con người, hướng mọi người chung tay vào bảo vệ môi trường bằng chính những hành động nhỏ hàng ngày của chính mình. Mục đích của việc tìm hiểu, đánh giá kiến thức và sự hiểu biết về môi trường của giáo viên, phụ huynh nhằm bước đầu đánh giá khách quan xem với những hiểu biết ấy, các em được người lớn quan tâm, chỉ dạy, nhắc nhở các hành vi, cách cư xử sao cho không làm tổn hại đến môi trường xung quanh bằng những việc làm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày ở mức độ nào.