MỘT NHÀ TOÁN HỌC HỎI SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA MỘT CÔ GÁI TRẺ

Câu 52 (VD): Một nhà toán học hỏi số điện thoại của một cô gái trẻ. Cô ta đã trả lời bỡn cợt như sau:

Tôi có 4 số điện thoại, trong mỗi số không có chữ số nào có mặt 2 lần.

Các số đó có tính chất chung là: Tổng các chữ số của mỗi số đều bằng 10. Nếu mỗi số đều cộng với số

ngược lại của nó thì được 4 số bằng nhau và là số có 5 chữ số giống nhau.

Đối với ngài như vậy là đủ rồi phải không ạ?

Cô gái tin rằng nhà toán học không thể tìm ra các số điện thoại, thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn cô

ta đã phải sửng sốt khi nhận được điện thoại của nhà toán học. Biết rằng các số điện thoại trong thành phố

trong khoảng từ 20,000 đến 99,999. Tìm 4 số điện thoại của cô gái đó?

A. 30241, 32401, 41230, 43210 B. 30241, 34201, 41230, 43210

C. 32041, 34021, 41230, 43210 D. 30241, 34201, 41320, 43210

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 55

Hội đồng kiểm toán nội bộ của 1 công ty nọ là 1 nhóm gồm 5 thành viên được chọn từ 3 phòng: 1, 2 và 3.

Khi liệt kê các thành viên nhóm, người ta sẽ sắp xếp theo thứ tự thâm niên (thời gian đã làm việc trong

hội đồng): đứng đầu nhóm là người có thâm niên cao nhất, sau đó thâm niên giảm dần. Ngoài ra số hiệu

phòng sẽ thêm vào đuôi tên người để chỉ rõ thành viên đó là nhân viên của phòng nào. Đầu mỗi tháng

nhóm lại thay đổi thành viên, 1 người ra khỏi nhóm, 1 người mới vào nhóm. Việc thay đổi tuân theo các

quy tắc sau:

Trang 8

- Nếu người ra thuộc phòng 1, người vào phải thuộc phòng 1 hoặc 3

- Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1

- Nếu người ra thuộc phòng 3, người vào phải thuộc phòng 2

- Người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm.