CÂU 3B.I. GIỚI THIỆU- HUY CẬN LÀ NHÀ THƠ XUẤT SẮC TRONG PHONG TRÀO “T...

2. Nội dung bài thơ “Tràng giang”a. Hình ảnh tạo vật, thiên nhiên ở 2 khổ thơ đầu- Bài thơ mở đầu với hình ảnh dòng sông buồn - “tràng giang buồn” và ngoại cảnh nhuốm nỗi chia li cả thuyền và nước đều “sầu trăm ngả”.- Hình ảnh “củi một cành khô” bé nhỏ, gầy guộc trôi dạt “lạc mấy dòng”.- Sang khổ hai cảnh vật như được nới rộng đến không gian của “làng xa”; “ chợ chiều” nhưng tất cả đều vắng lặng, quạnh quẽ, bởi làng thì xa vắng; chợ thì đã vãn, chẳng còn đâu tiếng người.- Không gian được nới rộng thêm từ chiều dài, rộng lại đến cao thành 3 chiều (nắng xuống, trời lên sâu chót vót) tạo cái ấn tượng thăm thẳm của vũ trụ.b. Tâm trạng nhân vật trữ tình- Hình ảnh “tràng giang buồn” ẩn dụ cho dòng đời buồn.- Hình ảnh con người trở nên bé nhỏ, bơ vơ trước không gian bát ngát.- Tâm trạng nhân vật trữ tình như trải ra và cùng buồn như từng lớp sóng “điệp điệp” miên man không dứt.- Hình ảnh “củi một cành khô: là hình ảnh đời thực, gửi gắm nỗi ưu tư của tác giả giả về thân phận con người giữa tràng giang bát ngát của cuộc đời trong xã hội cũ.- Hình ảnh “con thuyền” và “mái nước” song song nghĩa là cứ đi bên nhau và không gặp nhau gợi nỗi niềm chia ly. Đó cũng chính là tâm trạng nhân vật trữ tình mang nỗi niềm ưu tư ngay trên quê hương, đất nước mình mà chẳng tìm thấy đâu bóng dáng quê hương. Bởi vì thi nhân đang sống trong cảnh đất nước nằm trong tay thực dân.