VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN ( 5 ĐẾN 7 DÒNG) SUY NGHĨ VỀ BIỂU TƯỢNG NGỌN LỬA...

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) suy nghĩ về biểu tượng Ngọn lửa trong văn bản

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ

pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

- Nội dung: hiểu được tính đa nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong 2 câu thơ cuối. Đó là

ngọn lửa đã thiêu rụi Cửu Trùng Đài, đẩy nghệ sĩ Vũ Như Tô vào bi kịch. Đó cũng chính là

ngọn lửa toả sáng soi đường cho hậu thế, nhận ra bi kịch của người nghệ sĩ, đồng thời gửi gắm

bức thông điệp về trách nhiệm, lương tâm của người nghệ sĩ chân chính: nghệ thuật phải bắt

nguồn từ cuộc đời, phải gắn liền với quyền lợi của nhân dân. Nếu không, người nghệ sĩ sẽ trả giá

bằng máu đỏ đớn đau.

...

Đề 100:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào

chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong

cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng

gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc

đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. Tràng

giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn

những lớp sóng tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng :

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả ;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó.

Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây nỗi buồn

chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh “

Củi một

cành khô lạc mấy dòng” không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nổi mà là

một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông…

(Huy Cận, Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1994)