CẢM NHẬN BỨC TRANH THIÊN NHIÊN VÀ BỨC TRANH TÂM TRẠNGTRONG BÀI THƠ T...

1. Bức tranh thiên nhiên về trời rộng sông dài trong Tràng giang* Khổ 1: Bức tranh sông nước buồn vắng- Câu thơ mở đầu đã mở ra một không gian sóng nước mênh mông:Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp- Trên bức tranh sông nước ấy hiện lên một hình ảnh quen thuộc:Con thuyền xuôi mái nước song songSự xuất hiện của con thuyền trong thơ văn xưa nay thường chỉ sự lênhđênh trôi dạt. Ở đây ngoài ý nghĩa ước lệ ấy, con thuyền hiện lên giữa sôngnước mênh mang còn gợi ra sự bé nhỏ, đơn độc, lẻ loi. Con thuyền ấy lại đang ởtrạng thái “xuôi mái”, nghĩa là còn có thêm tính chất thụ động, phó mặc chodòng nước đẩy đưa…- Đến câu thơ thứ ba, nhà thơ tiếp tục những nét vẽ về thuyền và nướcnhưng lại đặt trong sự chia lìa: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”- Giữa dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thảxuống một hình ảnh “sống sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) ở câucuối cùng: Củi một cành khổ lạc mấy dòng. Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé đượctác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng nước mênhmang vô tận đã càng nhấn mạnh sự vô định, lạc lõng, bơ vơ hết sức tội nghiệp.* Khổ 2: Bức tranh cồn bãi hoang vắng- Trên nền không gian dòng sông dài rộng không cùng và cổ kính lâu đời,nổi bật lên hình ảnh của cồn bãi: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu+ Từ láy “lơ thơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự thưa thớt, khiếncồn cát vốn đã nhỏ càng trở nên trống trải giữa mênh mang sông nước.+ Từ láy “đìu hiu” gợi ra hình ảnh của ngọn gió lạnh vắng, hiu hắt.- Nhà thơ không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thị giác mà còn cảmnhận bằng thính giác: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều+ Âm thanh của tiếng chợ chiều dù là dấu hiệu của sự sống con ngườinhưng lại vào lúc đã vãn, gợi ra sự tàn tạ, chứa chất nỗi buồn.+ Âm thanh ấy lại vẳng đến từ một không gian rất xa, càng trở nên nhỏnhoi và buồn vắng, gọi cảm giác đây là chốn bị bỏ quên trên trái đất này.- Đến hai câu thơ cuối, cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vikhông gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa:“Nắng xuống trời lên sâu chót vótSông dài trời rộng bến cô liêu”- Hai cặp tiểu đối “nắng xuống – trời lên”, “sông dài – trời rộng” đã tạonên một bức tranh không gian ba chiều rất đặc sắc.- Xuất thần nhất là cụm từ “sâu chót vót”.- Giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng, nổi bật lên hình ảnh“bến cô liêu” nhỏ bé, lạc lõng đến tội nghiệp.