CÂU 40. CÁC QUÁ TRÌNH CỦA TRÍ NHỚ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT

1) Khái niệm:

Kết quả của qtrình nhận thức, những cảm xúc tình cảm của con người về 1

đối tượng nào đó, những hành động và kết quả của nó… đều được ghi lại trong bộ

não với mức độ đậm nhạt khác nhau, khi cần thiết nó lại xuất hiện. Đó là trí nhớ.

Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới

hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều

mà con người đã trải qua.

Trí nhớ là quá trình hết sức phức tạp, có rất nhiều lý thuyết về cơ sở sinh lý

của trí nhớ. Học thuyết Paplov cho rằng phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý học

của sự ghi nhớ. Ngày nay, qua quá trình nghiên cứu người ta thấy rằng những kích

thích xuất phát từ nơron hoặc được dẫn vào những nhánh của nơron hoặc quay trở

lại bản thân nơron. Bằng cách đó, nơron được nạp thêm năng lượng. Một số nhà

khoa học coi đây là cơ sở sinh lý của sự tích lũy dấu vết và là bước trung gian từ trí

nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.