CẢM NHẬN VỀ HAI ĐOẠN THƠ. A. ĐOẠN TRÍCH “TƯƠNG TƯ” – NGUYỄN BÍNH. -...

2. Cảm nhận về hai đoạn thơ.

a. Đoạn trích “Tương tư” – Nguyễn Bính.

- “Tương tư” là nhớ nhau, thường được hiểu là nỗi nhớ đơn phương đầy xao xuyến

và phong phú với rất nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau. Đoạn trích nằm ở vị trí đầu của

bài thơ và mở ra mạch cảm xúc chủ đạo của toàn bộ bài thơ “Tương tư”.

Hạt nhân cảm xúc của đoạn trích là “nhớ”, nỗi nhớ dằng dặc, triền miên, đằng đẵng như

hai miền không gian, thao thức “chín nhớ mười mong”. Không chỉ giản đơn là những nhớ

nhung, cảm xúc bâng khuâng, nỗi nhớ còn được “trầm trọng hóa” thành một thứ “bệnh

của tôi” để so sánh với chuyện gió mưa là “bệnh của giời”.

- Mượn cách nói ca dao với những địa danh phiếm định “Thôn Đoài”, “Thôn Đông”

cùng với các thành ngữ dân gian như “chín nhớ mười mong”, cách nói đậm chất thôn quê

“giời”, Nguyễn Bính đã khéo léo kéo gần nỗi tương tư về với những mối tình trong ca

dao truyền thống giản dị mà kín đáo của người Việt. Thế đặt sóng đôi “bệnh của giời”

với “bệnh của tôi” là một cách nói ngông “đậm chất” Nguyễn Bính, bởi thế mạch cảm

xúc trong đoạn thơ vừa giản dị lại vừa trong sáng mà hồn hậu, thân thương.

b. Đoạn hai: trích “Việt Bắc” của Tố Hữu

- Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ cũng là nỗi nhớ. Nỗi nhớ đồng bào Việt Bắc – vốn

là một tình cảm lớn lao được giản dị hóa thành nỗi “nhớ người yêu” – một tình cảm riêng

tư, thầm kín. Hình ảnh thiên nhiên “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” hài hòa

với hình ảnh con người “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” trong “bản khói cùng

sương”vừa cụ thể, gần gũi mà rưng rưng bao nỗi nhớ thương tha thiết trong lòng người ra

đi. Nó gắn với những kỉ niệm quân – dân cá nước trong những năm kháng chiến chống

Pháp.

- Điệp từ “nhớ” đặt ở hai cặp câu như một nốt nhấn cảm xúc, diễn tả nỗi nhớ nhung

thường trực, tha thiết như từng lớp sóng dềnh lên. Thể thơ lục bát truyền thống kết hợp

với giọng thơ trữ tình ngọt ngào có tác dụng làm cho tình cảm quân – dân trở nên giản dị

mà gắn bó sâu nặng.