CẢM NHẬN HAI ĐOẠN THƠ A

2. Cảm nhận hai đoạn thơ a. Đoạn trích trong bài “Từ ấy”: - Về nội dung: + Nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ: sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của cộng đồng. Giác ngộ lý tưởng cộng sản, theo Tố Hữu, trước hết phải giác ngộ về chỗ đứng trong hàng ngũ quần chúng nhân dân. Đó là lời hứa thiêng liêng, tự nguyện, chủ động gắn bó tình cảm, tâm hồn, lí tưởng của mình với nhân dân lao khổ, tạo khối đoàn kết làm nên sức mạnh trong đấu tranh: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người….Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” + Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ: tác giả tự đặt mình vào mối quan hệ ruột thịt, gần gũi trong đại gia đình quần chúng lao khổ (là con, là em, là anh…) để cùng họ sống và tranh đấu cho tự do, cho đất nước. - Về nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ; những động từ miêu tả trạng thái cảm xúc; điệp từ; lặp cấu trúc ngữ pháp; ngôn ngữ mang tính chất trữ tình điệu nói; cách nói trực tiếp, âm điệu giản dị như những lời tâm tình thủ thỉ, chân thành… b. Đoạn trích trong bài “Việt Bắc”: + Nỗi nhớ của người đi (người cán bộ cách mạng về xuôi) về hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong kháng chiến: đó là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, hữu tình với những nét rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc; một thiên nhiên đa dạng được cảm nhận ở những thời gian, không gian khác nhau… tất cả đã trở thành nỗi nhớ khắc sâu trong lòng người kháng chiến. Thiên nhiên còn có sự gắn bó với những sinh hoạt của con người kháng chiến. Điều đó đã làm mất đi vẻ thâm u, trầm lặng của núi rừng mà thay vào đó một không khí ấm áp, vui tươi. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, vì thế, thật giàu sức sống. + Nỗi nhớ của người đi (người cán bộ cách mạng về xuôi)) về hình ảnh những con người Việt Bắc: đó là những con người gần gũi, thân thương (người yêu, người thương, mình, ta…); là những con người gắn bó sâu nặng nghĩa tình với kháng chiến, có tình cảm yêu thương, đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi, cùng vượt qua nhưng khó khăn, thử thách vì nhiệm vụ chung của Cách mạng (Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi/ Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng). Qua nỗi nhớ, đoạn thơ đã tái hiện vẻ đẹp của những người dân Việt Bắc bình dị, thân thiết mà nghĩa tình, thủy chung. - Về nghệ thuật: thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc phù hợp với việc thể hiện nỗi nhớ và những tình cảm ngọt ngào da diết; kết cấu theo lối đối đáp của ca dao giao duyên khiến cho những tình cảm vốn mang màu sắc chính trị trở nên trữ tình sâu lắng dễ đi vào lòng người; ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi, quen thuộc, đậm màu sắc dân tộc…đã khiến đoạn thơ tựa như một khúc hát thiết tha mang nỗi nhớ người thương, nhớ quê hương cách mạng.