CÂU 2.CẢM NHẬN CỦA ANH/CHỊ VỀ ĐOẠN THƠ SAU

4 - Không đồng tình với cách suy nghĩ và hành động của sáu người trong câu chuyện ở phần Đọc

hiểu vì:

+ Đó là những suy nghĩ và hành động sai lầm dẫn tới kết cục bi thảm, Họ đều ích kỉ, kì thị

chủng tộc, tôn giáo, giàu nghèo, đố kị, sợ thua thiệt.

+ Khi gặp khó khăn, bất trắc, họ không biết đoàn kết với những người cùng cảnh

ngộ để tạo thành sức mạnh tập thể cùng nhau vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã.

II. TẬP LÀM VĂN

1 Suy nghĩ về bài học rút ra từ sai lầm của sáu người trong câu chuyện ở phần Đọc

hiểu.

- Giải thích:

+ Sai lầm trong suy nghĩ của sáu người: Phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giàu - nghèo, đố kị, ganh

ghét, ích ki.

+ Sai lầm trong hành động: Ai cũng "nắm chặt" "một que củi nhỏ" của bản thân mà không chia sẻ,

giúp đỡ, đoàn kết với những người xung quanh để tạo thành đống lửa lớn sưởi ấm cho nhau.

- Phân tích, chứng minh:

+ Sai lầm của sáu người do họ luôn phân biệt đối xử với những người xung quanh vì người ta có

màu da đen - trắng, vì không cùng tôn giáo-nhà thờ, vì giàu nghèo.

+ Chính từ sai lầm trong suy nghĩ dẫn tới sai lầm trong hành động khi gặp tình

huống bất ngờ xảy ra. Họ thà chết rét chứ không chịu chia sẻ phần của mình với

những người mà họ kì thị, ghét bỏ, đố kị.

-

Bàn bạc, mở rộng:

+ Câu chuyện trên cho chúng ta lời khuyên khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Trong

cuộc sống chúng ta phải biết đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng vượt qua.

+ Cuộc sống không tránh khỏi những trở ngại, thử thách. Để vượt qua, ý chí, nghị

lực của con người là chưa đủ, còn cần phải có tinh thần tập thể, ý thức đoàn kết

cộng đồng, sự đồng cảm sẻ chia giữa người với người.

+ Phê phán lối sống ích kỉ, định kiến, vô cảm là nguyên nhân khiến người ta có

những suy nghĩ và hành động sai lầm dẫn đến thất bại.

-

Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức được tác hại của việc thiếu tinh thần đoàn kết và nhận ra sai lầm của

lối sống hẹp hòi, ích kỉ, tư tưởng cực đoan.

+ Suy nghĩ và hành động đúng đắn, tích cực, vị tha, nhân hậu.

+ Phải có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

2 Cảm nhận đoạn thơ trích trong " Việt Bắc" liên hệ với đoạn thơ trích trong " Từ ấy" .

* Mở bài

-

Tác giả: Tố Hữu là nghệ sĩ - chiến sĩ với chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách

mạng của dân tộc:

+ Trước Cách mạng, Tố Hữu thể hiện nhận thức về lí tưởng lớn, về lẽ sống lớn.

+ Sau Cách mạng, Tố Hữu thể hiện trách nhiệm của người nghệ sĩ – chiến sĩ: Văn chương phải

phục vụ nhiệm vụ Cách mạng.

-

Tác phẩm: Hai bài thơ "Việt Bắc" (1954) và "Từ ấy" (1938) thể hiện sự trưởng

thành của hồn thơ Tố Hữu.

Giới thiệu ngắn gọn về đoạn thơ

* Thân bài

Cảm nhận đoạn thơ "Việt Bắc".

-

Về nội dung: Nổi bật lên cảm hứng sử thi và lãng mạn của cái tôi thi sĩ về một

Việt Bắc - căn cứ kháng chiến hào hùng với bao kỉ niệm chiến đấu và chiến thắng.

Đoạn thơ gồm 12 câu:

+ Sáu câu đầu: Tràn đầy âm hưởng anh hùng ca về một Việt Bắc chiến đấu và

chiến thắng.

+ Hai câu tiếp: Với cảm hứng lãng mạn, hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh

tương lai tươi sáng của dân tộc.

+ Bốn câu còn lại: Việt Bắc căn cứ địa hào hùng với những tên đất, tên làng gắn

liền với những chiến công oanh liệt

-

Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Thể thơ lục bát nhịp điệu uyển chuyển vừa trầm hùng vừa tha thiết.

+ Biện pháp so sánh, ẩn dụ thể hiện hình ảnh đoàn quân ra trận mạnh mẽ, phi thường.

+ Hình ảnh, địa danh gần gũi, chân thực gợi những kỉ niệm sâu sắc.

Liên hệ khổ thơ đầu trong bài thơ "Từ ấy".

Nét tương đồng.

“Cả hai đoạn thơ của hai bài thơ đều thể hiện tâm trạng vui mừng, tự hào của

người chiến sĩ Cách mạng vì được đứng trong hàng ngũ những người chiến sĩ yêu

nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước.

Điểm khác biệt.

- Khổ 1 của bài thơ "Từ ấy" thể hiện cung bậc cảm xúc của người thanh niên khi

bắt gặp, giác ngộ và được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đó là tâm trạng vui

mừng, hạnh phúc khi tìm ra ánh sáng soi đường cho mình. Một hồn thơ đang

ngập tràn hạnh phúc bởi tìm thấy lẽ sống mới của bản thân khi bắt gặp lí tưởng

cộng sản "mặt trời chân lí".

- Đoạn thơ trong bài "Việt Bắc" thể hiện cảm hứng anh hùng ca khi ca ngợi cuộc

kháng chiến vĩ đại của dân tộc với tình quân dân gắn kết, tinh thần chiến đấu kiên

cường, dũng cảm.

Nhận xét sự trưởng thành của hơn thơ Tố Hữu,

-

Đó là sự trường thành của người nghệ sĩ từ việc sáng tác văn thơ thể hiện cái tôi

của người thanh niên yêu nước đến cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước đất

nước, trước nhân dân.

-

Hai đoạn thơ hay của hai bài thơ còn cho ta thấy sự trường thành của người

chiến sĩ từ nhận thức, giác ngộ lí tưởng cộng sản đến hành động chiến đấu vì đất

nước vì nhân dân.

=> Sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu:

-

Từ người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng thành người cán bộ cách mạng.

-

Từ một thi sĩ yêu nước trở thành cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng.

* Kết bài

-

Khái quát nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.

- Khẳng định vai trò của tác giả, tác phẩm trong nền văn học cách mạng Việt Nam.