CÂU (4,0 ĐIỂM) CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG ĐOẠN THƠ SAU

2.2 Phân tích

a. Người lính với những khó khăn, thiếu thốn nơi chiến

trườngnhưng vẫn thắm thiết tình đồng ch., đồng đội

- Áo rách, quần vá, chân đi đất: thiếu thốn, khó khăn những ngày đầu

- Miệng cười buốt giá: trời buốt giá, miệng môi khô, nứt nẻ, nói cười

khó khăn, có khi nứt ra, chảy máu nhưng người lính vẫn cười trong

gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội.

- Cái siết tay của sự cảm thông và chia sẻ, cái siết tay truyền hơi ấm và

sức mạnh.

Anh với tôi luôn luôn sóng đôi với nhau, có khi cùng nằm trong một

câu thơ, có khi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau đã diễn tả sự gắn

bó, chia sẻ của những người đồng đội.

=> Tình cảm gắn bó sâu nặng , sự sẻ chia của những người lính dành

cho nhau. Sức mạnh của tinh thần lạc quan và hơn hết là sức mạnh của

tình đồng chí giúp học vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Tình đồng chí

là tình cảm chân thành, mộc mạc, đồng cảm, đồng khổ, đồng đau, đồng

thương.

b. Người lính có lí tưởn cao cả, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc đầy tinh

thần dũng cảm, lạc quan.

- “Rừng hoang sương muối” không chỉ là hiện thực, hơn nữa còn là

điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt thử thách người lính.

- Trong điều kiện khắc nghiêt, người lính vẫn vững vàng tay súng“chờ

giặc tới”. Họ sẵn sàng chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập, tự do

của dân tộc.

- “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thể hiện tình đồng đội, tình đồng

chí giúp họ tự tin, bình tĩnh, chủ động đối diện với kẻ thù. Người lính

trở thành trung tâm của bức tranh. Họ không cô đơn vì họ đã có đồng

đội và cây súng – những người bạn đồng hành tin cậy. Họ cùng nhau

vượt qua cái giá buốt của rừng đêm, giữa sự căng thẳng của những phút

giây “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp học vượt

qua tất cả.

- “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đặc sắc. Trước hết, đó là hình

ảnh thực mà Chính Hữu đã nhận ra trong suốt những đêm phục kích

chờ giặc. Nhưng đó còn là một hình ảnh giàu biểu tượng:

+ Súng là biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. Đồng

thời là biểu tượng cho lí tượng cho lí tưởng của người lính.

+ Trăng biểu tượng cho vẻ đẹp mơ mộng, yên bình, lãng mạn.

à Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, Chính Hữu đã vẽ nên một bức

tranh đơn sơ mà đầy thi vị về người lính. Trong không gian bát ngát

của rừng khuya, vầng trăng bất ngờ xuất hiện, chơi vơi trên đầu ngọn

súng. Người lính nông dân hiện lên như những người nghệ sĩ đầy chất

thơ, bình dị mà đẹp đẽ.

=>Hai hình ảnh súng và trăng kết hợp tạo nên một biểu tượng đẹp về

cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Đó là vẻ

đẹp mang cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất

hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn.

=>Người lính cùng hoàn cảnh, cùng lí tưởng chiến đấu nên gắn bó,

đoàn kết với nhau. Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt

qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.