A. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

3. Gợi ý:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

- Phân tích, cảm nhận:

+ Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân: Hai dòng thơ đầu đối nhau

rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi

trung du đất bị đá ong hóa. Đó đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu

quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan

tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất. Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó

là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính

– có sự đồng cảm giai cấp.

+ Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng: Vì quê hương, đất nước, tự

bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.

Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết

hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trọng vẹn về lí trí,

lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

+ Cơ sở thứ ba của tình đồng chí là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn

bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, đồng cam cộng khổ. Hình ảnh “đêm rét chung

chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều:

Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chung thiếu thốn và đặc biệt là chung hơi ấm để vượt

qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ. Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng

đội.

+ Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ

“anh”, “tôi”: từ chỗ đứng tách riêng trên 2 dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ

ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen

nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đôi tri kỉ” để rồi vỡ òa

trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.

+ Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã

trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ

đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng

liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng

nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình

người.

eLib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 6

- Tổng kết: Như vậy, chỉ với 7 câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí –

tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để

quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.