THÍ SINH BIẾT KẾT HỢP KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ĐỂ T...

Câu 1:

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Đoạn văn khoảng 10 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt,

ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: viết về sự sẻ chia, gắn bó, yêu thương

của người lính qua đó viết về tình yêu thương đối với con người. Từ đó rút ra bài học cho

bản thân về tình yêu thương trong cuộc đời.

- Hướng dẫn cụ thể:

+ Giới thiệu vấn đề: tình yêu thương trong đời sống con người.

+ Giải thích vấn đề: “Tình yêu thương” là tình cảm cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó giữa

con người với nhau -> đây là yếu tố làm nên cuộc sống tốt đẹp.

+ Phân tích, bàn luận vấn đề:

 Tình yêu thương trong bài thơ “Đồng chí” thể hiện qua sự sẻ chia từ miếng cơm, manh

áo, đến mảnh chăn giữa những đêm giá rét ở núi rừng Trường Sơn khắc nghiệt. Và

chính những biểu hiện tốt đẹp đó đã kéo những người lính trở thành tri kỉ của nhau.

 Tình yêu thương trong xã hội biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình

thức: qua lời nói, cử chỉ hay những hành động ấm áp.

 Tình yêu thương xuất hiện ở mọi nơi: trong gia đình, trong nhà trường, trong những

nơi công cộng. Sự chia sẻ yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp và khiến chúng ta

hạnh phúc hơn.

 Mỗi người cần cho đi sự yêu thương nhiều hơn đối với mọi người, đặc biệt là những

người kém may mắn.

 Phê phán những người có lối sống ích kỉ, thiếu tình thương.

+ Liên hệ bản thân.

+ Tổng kết.