A. YÊU CẦU HÌNH THỨC

Câu 2:

a. Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm

tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu nội dung:

- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

+ Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt

đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

- Thân bài: Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:

+ Vẻ đẹp phẩm chất: Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt:

eLib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 28

 Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ

gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” => một người vợ

hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực.

 Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa,

đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn

phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình

yên, thế là đủ rồi”.

 Ước mong thật bình dị, lời lẽ dịu dàng, ân cần -> chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh

phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm.

 Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e

việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian

lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài,

mẹ già triền miên lo lắng.”

 Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn

trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại

thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không

có cánh hồng bay bổng”.

+ Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, một người mẹ đảm đang, yêu thương con hết

mực:

 Trong ba năm chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng.

Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo.

 Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên

răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con.

 Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha

mẹ đẻ của mình.

 Lời trăng trối của người mẹ trước lúc chết thể hiện sự yêu thương, trân trọng đối với

con dâu: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu

đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".

+ Với con thơ, nàng hết sức yêu thương, chăm chút:

 Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm

lòng của người mẹ, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người

cha.

=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện,

từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

+ Số phận oan nghiệt, bất hạnh:

 Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự

do: Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương.

 Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa.

 Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, bảo toàn danh dự của

mình.

 Cái kết thúc tưởng là có hậu nhưng thực chất chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch của

cuộc đời Vũ Nương: “Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa...lúc ẩn, lúc hiện...Rồi trong

chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”

=> Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn

đáng quý của người phụ nữ xưa, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số

eLib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 29

phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà

đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.

eLib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 30