(6 ĐIỂM) VẬN DỤNG KĨ NĂNG LẬP LUẬN VÀO BÀI VIẾT ĐỂ LÀM NỔI BẬT CHÂN DU...

Câu 2: (6 điểm) Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung người

lính trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí với những ý cơ bản sau :

a. Giới thiệu Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu

của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với

tình đồng chí nồng hậu, sưởi ấm trái tim người lính trên những chặng đường hành quân.

b. Phân tích những đặc điểm của người lính :

* Những người nông dân áo vải vào chiến trường :

Cuộc trò chuyện giữa anh - tôi, hai người chiến sĩ về nguồn gốc xuất thân rất gần gũi

chân thực. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, "nước mặn đồng chua". Đó chính là

cơ sở chung giai cấp của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng mục đích, lí

tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội

cách mạng và trở nên thân quen với nhau. Lời thơ mộc mạc chân chất như chính tâm

hồn tự nhiên của họ.

* Tình đồng chí cao đẹp của những người lính :

- Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu :

"Súng bên súng đầu sát bên đầu".

- Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian

lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã

biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm : "Đêm rét chung

chăn thành đôi tri kỉ".

Hai tiếng Đồng chí vang lên tạo thành một dòng thơ đặc biệt, đó là một lời khẳng định,

là thành quả, cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người

đồng đội.

Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ :

+ Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau : "Ruộng nương

anh gửi bạn thân cày"... "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".

+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: "Áo anh rách vai"...

chân không giày. Cùng chia sẻ những cơn "Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi".

+ Hình ảnh : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh sâu sắc nói được tình

cảm gắn bó sâu nặng của những người lính.

* Ý thức quyết tâm chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những người

chiến sĩ :

- Trong lời tâm sự của họ đã đầy sự quyết tâm : "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay".

Họ ra đi vì nhiệm vụ cao cả thiêng liêng : đánh đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân

tộc, chính vì vậy họ gửi lại quê hương tất cả. Từ mặc kệ nói được điều đó rất nhiều.

- Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết nhau

: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người

lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua

tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi

ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang. Bên cạnh người lính có thêm một người bạn : vầng

trăng. Hình ảnh kết thúc bài gợi nhiều liên tưởng phong phú, là một biểu hiện về vẻ đẹp

tâm hồn kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

ĐỀ SỐ 7