CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BCDV

3. Cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả“ ”a. Định nghĩa:* Nguyên nhân: là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định. * Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.Ví dụ: Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp TS là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản (kết quả); Dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn…* Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, nguyên nhân với điều kiện: Nguyên nhân sinh ra kết quả còn nguyên cớ, điều kiện không sinh ra kết quả mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.Điểm đặc trng nhất của mối QH giữa nguyên nhân và kết quả, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật là có tính khách quan, phổ biến, tất yếu, tính đa dạng và phong phú.b. Phân tích mối QH biện chứng nhân- quả:Giữa nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ với nhau, trong mối QH này: * Nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân có trớc kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện t-ợng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: ngày luôn đến sau đêm, sấm luôn luôn đến sau chớp,…nh thế không có nghĩa là đêm là nguyên nhân của ngày, chớp là nguyên nhân của sấm,…Vì vậy, khi nói về mối liên hệ nhân quả mà chỉ chú ý đến tính liên tục nối tiếp nhau về mặt thời gian thì cha đủ. Cái phân biệt giữa mối liên hệ nhân quả với sự liên hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ: giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, QH mà trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.ở ví dụ thứ nhất, nguyên nhân là do sự tự quay của trái đất quanh trục của nó mà luôn luôn có một nửa phần trái đất đợc phô ra ánh sáng mặt trời (ngày), còn nửa kia bị che khuất (đêm), còn ở ví dụ thứ hai, nguyên nhân là do sự phóng điện rất mạnh của các đám mây tích điện, nhng tốc độ lan truyền của ánh sáng (chớp) lớn hơn tốc độ lan truyền của âm thanh (sấm) nên ta thấy chớp trớc, nghe thấy tiếng sấm sau.* Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp, một kết quả thờng không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả. Nếu các nguyên nhân tác động lên sự vật theo cùng một hớng thì chúng sẽ gây nên ảnh hởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngợc lại, chúng sẽ làm suy yếu lẫn nhau, có khi triệt tiêu tác dụng của nhau.Một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả, ví dụ: dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn, vừa làm đỏ dây tóc bóng đèn và phát sáng, lại vừa làm giãn nở bóng đèn (tuy không đáng kể).* Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của vật chất, không có một hiện tợng nào đợc coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không có một kết quả nào đợc coi là kết quả cuối cùng.Trong mối QH này sự vật và hiện tợng nào đó đợc coi là nguyên nhân, song trong mối QH khác nó lại là kết quả và ngợc lại. Tức là nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau.* Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhng sau khi kết quả ra đời nó không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà trái lại nó có ảnh hởng, tác động ngợc trở lại nguyên nhân theo cả 2 chiều: tích cực và tiêu cực.c. ýnghĩa phơng pháp luận:Việc nghiên cứu nắm vững định nghĩa, cũng nh mối QH giữa chúng có một ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.* Giúp chúng ta xây dựng quan điểm toàn diện, tổng hợp trong xem xét nguyên nhân, xác định rõ nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan,…Từ đó, căn cứ vào vị trí, vai trò, sự liên hệ, ảnh hởng và tác động lẫn nhau giữa các loại nguyên nhân để tác động đạt hiệu quả cao.* Bởi vì một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải biết phân loại những kết quả do nguyên nhân đa lại. Điều này đặc biệt quan trọng trong các hoạt động có mục đích của con ngời, đặt ra cho chúng ta phải xem xét các nguyên nhân theo quan điểm toàn diện, cụ thể, lịch sử, khách quan, …Chống các quan điểm phiến diện, chủ quan, áp đặt trong xem xét và phân tích nguyên nhân. Ví dụ: một cuộc cách mạng thành công có thể mang lại nhiều kết quả (ví dụ nh: mang lại độc lập tự do, hạnh phúc và cuộc sống hoà bình, ấm no,…cho nhân dân), song nó sẽ đợc coi là không thành công, không triệt để, không đạt đợc mục đích nếu nh nó không đa đợc chính quyền về tay các giai cấp cách mạng. Lê-nin đã nói, chính quyền là vấn đề quan trọng nhất của mọi cuộc cách mạng. (1 điểm)